Tuần 10: Mái nhà yêu thương
Bài 18: Luyện tập trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 19: Khi cả nhà bé tí trang 90, 91 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 18: Ôn viết chữ hoa G, H trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 18: Món quà đặc biệt trang 86, 87 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 17: Nghe - viết: Đồ đạc trong nhà trang 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 17: Kể chuyện Sự tích nhà sàn trang 84 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 17: Ngưỡng cửa trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngBài 18: Luyện tập trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ dưới đây. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
Câu 1
Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lặng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Câu 2
Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.
- Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Câu 3
Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
Câu 4
Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:
a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim
b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
Câu 5
Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.
Câu 6
Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó.
G:
- Viết câu tả màu sắc
M: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
- Viết câu tả hình dáng, kích thước
M: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.
- Viết câu tả hoạt động, công dụng
M: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng “tách tách” của ổ khóa nghe thật vui tai.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
Ví dụ:
Bà em
Bà là kho cổ tích Kể mãi mà không vơi Chuyện thần tiên trên trời Chuyện cỏ hoa dưới đất. |
Có chuyện chú mèo nhác Chẳng rửa mặt bao giờ Chuyện chú gà làm thơ Cứ gật gù “thích thích”. |
Con ong chăm làm mật Con kiến khéo tha mồi Đàn bướm mải rong chơi Ve sầu tài tấu nhạc. |
Bay vào miền cổ tích Em níu chặt tay bà Bầu trời rộng bao la Bà cho em đôi cánh. (Ninh Đức Hậu) |
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365