Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Mèo Cam
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 7. Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức

1. Xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1. 2. Nêu một số đặc điểm tự nhiên Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. 3. Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. 4. So sánh một đặc điểm tự nhiên của 2 khu vực châu Á. 5. Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.

Cuộn nhanh đến câu

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục a, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên Bắc Á.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục a.

Lời giải chi tiết:

Một số đặc điểm tự nhiên Bắc Á:

-  Bao gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga (ĐB. Tây Xi-bia, CN. Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia).

- Khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính lục địa sâu sắc.

- Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú (dầu mỏ, than đá, đồng, thiếc,...).

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Có nhiều sông lớn và là nguồn thủy năng rất lớn (Ô-bi, I-ê-nít-xây,...).

- Rừng bao phủ trên diện tích rộng (chủ yếu là rừng lá kim), được bảo vệ tương đối tốt.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong mục b và hình 2, hãy nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục b (Khu vực Trung Á) và quan sát hình 2.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á:

- Là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

- Diện tích rộng (hơn 4 triệu km2).

- Địa hình thấp dần từ đông sang tây.

- Nhiều khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu khác.

- Khí hậu ôn đới lục địa nên lượng mưa tương đối thấp, trung bình khoảng 300 - 400mm/năm.

- Cảnh quan khu vực chủ yếu là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 121 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 3 và thông tin trong mục c, hãy nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Á.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục c (Khu vực Tây Nam Á).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Á:

- Tây Á bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á và đồng bằng Lưỡng Hà, có ranh giới tự nhiên với châu Âu là dãy Cáp-ca.

- Địa hình nhiều núi và sơn nguyên.

- Khu vực chiếm hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ thế giới.

- Khí hậu khô hạn và nóng, lượng mưa trung bình năm thấp 200 - 300mm/năm, một số vùng nằm gần Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

- Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

- Cảnh quan tự nhiên chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc.

Trả lời câu hỏi mục 2d trang 122 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục d, và quan sát hình 4, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục d (Khu vực Nam Á) và quan sát hình 4.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

- Khu vực rộng khoảng 7 triệu km2.

-  Địa hình cao đồ sộ ở phía bắc với dãy Hi-ma-lay-a, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.

- Đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trên các vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,...). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Thảm thực vật của nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.

Trả lời câu hỏi mục 2e trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục e và quan sát hình 5, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục e (Khu vực Đông Á) và quan sát hình 5.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á:

- Diện tích rộng khoảng 11,5 triệu km2, gồm 2 phần đất liền và hải đảo.

- Địa hình đa dạng có xu hướng thấp dần từ tây sang đông.

-  Khu vực hải đảo là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

- Khoáng sản chính của khu vực là than đá, dầu mỏ, thiếc, sắt….

- Phần hải đảo và phần phía đông có khí hậu gió mùa, ở phía tây lục địa khô hạn.

- Cảnh quan khu vực chủ yếu là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

Trả lời câu hỏi mục 2g trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và các hình ảnh trong mục g, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục g (Khu vực Đông Nam Á) và các hình ảnh 7, 8.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

- Rộng khoảng 4.5 triệu km2 gồm 2 phần: bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai.

- Địa hình:

+ Phần đất liền: bị chia cắt mạnh do các dải núi cao trung bình hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam nằm xen kẽ các thung lũng sông cắt xẻ sâu.

+ Phần hải đảo: có nhiều đồi núi, ít đồng bằng. Là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.

- Khí hậu: Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phần hải đảo có kiểu khí hậu xích đạo.

- Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc. Các sông chính: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-di, sông Hồng.

- Cảnh quan khu vực là rừng mưa nhiệt đới, đa dạng về thành phần loài.

- Các khoáng sản chính dầu mỏ, khí tự nhiên than đá….


Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1 để kể tên 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (11 nước):

1. Việt Nam, 2. Lào, 3. Cam-pu-chia, 4. Thái Lan, 5. Mi-an-ma, 6. Ma-lai-xi-a, 7. Xin-ga-po, 8. In-đô-nê-xi-a, 9. Bru-nây, 10. Phi-líp-pin, 11. Đông Ti-mo.

Giải bài luyện tập 2 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 7

So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về 6 khu vực châu Á, chọn 2 khu vực để so sánh 1 đặc điểm tự nhiên (Địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông ngòi hoặc cảnh quan).

Lời giải chi tiết:

Ví dụ so sánh đặc điểm sông ngòi giữa 2 khu vực Tây Nam Á và Nam Á.

- Tây Nam Á: sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

- Nam Á: nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút,...).


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.


Lý thuyết


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về dạng tinh thể

Khái niệm về dạng đơn giản và tầm quan trọng của nó trong thiết kế đồ họa và trình bày thông tin

Khái niệm và ứng dụng của phân tử C2H6 trong hóa học và công nghệ

Khái niệm về hình hộp chữ nhật và các thành phần của nó. Công thức tính diện tích và thể tích. Các đường chéo và hình chiếu. Các bài toán ứng dụng liên quan đến hình hộp chữ nhật.

Khái niệm về độ bền phân tử

Khái niệm về áp suất không khí bình thường, định nghĩa và đơn vị đo lường. Áp suất không khí bình thường là áp suất của không khí xung quanh chúng ta trong điều kiện thông thường, được đo bằng đơn vị Pascal (Pa). Đơn vị đo lường chính thức của áp suất là Pascal (Pa), tương đương với một Newton trên một mét vuông (1 Pa = 1 N/m²). Áp suất không khí bình thường được sử dụng để so sánh và đo áp suất trong các hệ thống khí quyển. Áp suất không khí bình thường có thể thay đổi theo độ cao và điều kiện thời tiết, nhưng trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào áp suất không khí bình thường ở mức trung bình. Áp suất không khí bình thường và độ cao. Mô tả quan hệ giữa áp suất không khí bình thường và độ cao trên mực nước biển. Áp suất không khí bình thường là áp suất của không khí xung quanh chúng ta trong điều kiện bình thường, ở mức độ biểu kiến của độ cao ở mực nước biển. Áp suất không khí bình thường giảm theo độ cao tăng lên do trọng lực. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất không khí bình thường. Mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất không khí bình thường và quan hệ giữa chúng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến áp suất không khí bình thường. Khi nhiệt độ tăng, áp suất không khí cũng tăng và ngược lại. Sự tương tác giữa nhiệt độ và các phân tử không khí làm tăng hoặc giảm áp suất. Ứng dụng của áp suất không khí bình thường. Các ứng dụng của áp suất không khí bình thường trong đời sống và công nghiệp. Áp suất không khí bình thường có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong công nghiệp. Trong cuộc sống hàng ngày, áp suất không khí bình thường được sử dụ

Khái niệm về chất nhiên liệu

Khái niệm và ứng dụng của polyethylene trong đời sống và công nghiệp. Quy trình sản xuất polyethylene từ etylen và chất xúc tác. Các loại polyethylene và ứng dụng của chúng.

Khái niệm về phân tử CO2 và vai trò của nó trong hóa học. Cấu trúc và tính chất của phân tử CO2. Tác động của CO2 đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Nguyên nhân và tác động của CO2 đến môi trường tự nhiên.

Khái niệm về nguyên tử oxy

Xem thêm...
×