Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 9. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều

1. Châu Phi giáp với các biển, đại dương nào? Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi. 2. Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi. Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng. 3. Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô...

Cuộn nhanh đến câu

? trang 112

Trả lời câu hỏi trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy cho biết: 

- Châu Phi giáp với các biển, đại dương nào?

- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.


? trang 114

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:

- Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.

- Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.


? trang 115

Trả lời câu hỏi 1 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 9.3 hãy giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin phần “Khí hậu” và dựa vào hình 9.2, hình 9.3.

- Chú ý đến các yếu tố: vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình và các dòng biển ven bờ.

Giải chi tiết:

Châu Phi có khí hậu nóng và khô vì:

- Có 2 đường chí tuyến chạy qua và nằm hoàn toàn ở đới nóng nên nhiệt độ luôn cao.

- Có đường Xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ, là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất.

- Châu Phi có dạng hình khối với diện tích rộng lớn, đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên sự ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong lục địa.

- Ven bờ có các dòng biển lạnh chảy qua: Dòng biển lạnh Ca-na-ri (phía tây bắc châu Phi), dòng biển lạnh Ben-ghê-la (phía tây nam châu Phi) và dòng biển lạnh Xô-ma-li (phía đông châu Phi).

- Các dãy núi bao quanh châu Phi dẫn đến sự hạn chế ảnh hưởng của biển vào đất liền, đồng thời cản trở các loại gió.

Trả lời câu hỏi 2 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi.

- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “Sông, hồ” và quan sát hình 9.2.

Giải chi tiết:

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi:

+ Mạng lưới sông, hồ kém phát triển và phân bố không đều.

+ Phần lớn sông có nhiều thác ghềnh.

+ Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi. 

+ Các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn => tích trữ 1 khối nước ngọt phong phú.

+ Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt con người.

- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi:

+ Sông lớn: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-đi, sông Ni-giê,...

+ Hồ lớn: hồ Vích-to-ri-a, hồ Sát, hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Ni-át-xa, hồ Tuốc-ca-na,...

Trả lời câu hỏi 3 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy nêu tên một số loài động vật địa phương của châu Phi và sự phân bố của chúng.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “Sinh vật” và quan sát hình 9.2.

Giải chi tiết:

Một số loài động vật địa phương của châu Phi và sự phân bố của chúng:

- Hà mã, đà điểu: Trung Phi.

- Sư tử, hươu cao cổ: Trung và Nam Phi.

- Lạc đà: Bắc Phi.


? trang 116

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 9.4, hình 9.5, hãy cho biết vì sao nạn buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi lại phổ biến trên thế giới.


Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Quan sát hình 9.2, hãy nhận xét đặc điểm đường bờ biển châu Phi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.2.

Giải chi tiết:

Đặc điểm đường bờ biển châu Phi: Đường bờ biển ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ.

Giải bài luyện tập 2 trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 9.3 để trả lời câu hỏi, chú đến bảng chú giải, mỗi phân tầng màu trong bảng chú giải thể hiện cho lượng mưa tương ứng trên bản đồ.

- Từ đó, rút ra đặc điểm lượng mưa mà nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh đi qua.

Giải chi tiết:

Ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi:

- Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ Tây Bắc của châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-lachảy ven bờ Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển này thường dưới 200 mm.

- Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven bờ vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000 mm.

- Dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1000 - 2000 mm.

=> Kết luận:

- Vùng ven biển châu Phi có dòng biển nóng đi qua => lượng mưa lớn.

- Vùng ven biển châu Phi có dòng biển lạnh đi qua => lượng mưa nhỏ.


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Môi trường tự nhiên châu Phi sẽ ra sao nếu nạn buôn bán động vật hoang dã (voi, tê giác,…) bất hợp pháp diễn ra phổ biến?


Lý thuyết


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về bồn chứa

Khái niệm về người lao động

Khái niệm về sản xuất đường sắt

Khái niệm về Ray Đường sắt

Khái niệm về nối ray - Định nghĩa và vai trò trong kết cấu xây dựng. Các loại nối ray thông dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Ứng dụng của nó trong xây dựng nhà cao tầng, cầu đường và các công trình dân dụng khác.

Khái niệm về thanh gối và vai trò hỗ trợ cơ thể. Cấu trúc của thanh gối và chức năng của từng phần. Vấn đề liên quan đến thanh gối và cách điều trị. Cách chăm sóc và phòng ngừa cho thanh gối.

Khái niệm về đinh và vai trò của nó trong cơ khí và xây dựng. Các loại đinh thông dụng và cấu tạo của chúng. Hướng dẫn cách sử dụng đinh đúng cách và các biện pháp an toàn khi sử dụng đinh.

Khái niệm về Bulông, định nghĩa và vai trò của nó trong cơ khí | Cấu trúc và chức năng của Bulông | Tổng quan về các loại Bulông thông dụng | Cách sử dụng Bulông: lắp đặt, tháo rời, bảo dưỡng và sửa chữa.

Khái niệm về môi trường khắc nghiệt: định nghĩa và yếu tố tác động. Các loại môi trường khắc nghiệt như sa mạc, vùng đất đá, vùng núi cao, vùng biển sâu, vùng nước lạnh. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường khắc nghiệt: cơ chế sinh học và hành vi. Tác động của con người đến môi trường khắc nghiệt: đô thị hóa, khai thác tài nguyên, biến đổi khí hậu và hệ quả của chúng.

Khái niệm về tải trọng lớn

Xem thêm...
×