Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 6. Thạch quyển, nội lực SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

1. Cho biết thạch quyển là gì. Phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất. 2. Thế nào là nội lực. Nguyên nhân sinh ra nội lực. 3. Vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nào và hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất. 4. Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp. Mô tả địa hình bề mặt Trái Đất trước và sau khi diễn ra hiện tượng uốn nếp...

Cuộn nhanh đến câu

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 31 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài học, em hãy:

- Cho biết thạch quyển là gì.

- Phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.


? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 32 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Thế nào là nội lực.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1 (Nội lực).

Giải chi tiết:

- Nội lực là lực phát sinh bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra: do sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất,…

Trả lời câu hỏi 2a mục II trang 32 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nào và hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2a (Vận động theo phương thẳng đứng).

Giải chi tiết:

- Vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nâng lên và hạ xuống ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất.

- Hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất: làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích một khu vực 1 cách chậm chạp, lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

Trả lời câu hỏi 2b (1) mục II trang 32 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 6.2, 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp.

- Mô tả địa hình bề mặt Trái Đất trước và sau khi diễn ra hiện tượng uốn nếp.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 6.2, 6.3 và đọc thông tin trong bài.

Giải chi tiết:

- Hiện tượng uốn nếp:

+ Nguyên nhân: do các lực nén ép vận dộng theo phương nằm ngang.

+ Biểu hiện: các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng khong bị phá vỡ tính liên tục.

- Địa hình bề mặt Trái Đất:

+ Trước khi uốn nếp: bằng phẳng.

+ Sau khi uốn nếp: tạo thành các nếp uốn (khi cường độ nén ép ban đầu yếu) -> bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp (khi cường độ nén ép mạnh kết hợp tác động của ngoại lực).

Trả lời câu hỏi 2b (2) mục II trang 32 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 6.4, hình 6.5 và thông tin trong bài, em hãy cho biết hiện tượng đứt gãy diễn ra như thế nào. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó.

Hình 6.5. Biển Đỏ - Địa hào bị ngập nước

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6.4, 6.5 và đọc thông tin trong mục 2b (Vận động theo phương nằm ngang).

Giải chi tiết:

- Hiện tượng đứt gãy diễn ra như sau:

+ Nếu cường độ tách dãn yếu, đá chỉ nứt nẻ, không dịch chuyển, tạo nên các khe nứt.

+ Nếu sự dịch chuyển diễn ra với biên độ lớn sẽ khiến các lớp đất đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, hình thành các địa hào, địa lũy.

- Nguyên nhân: do vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng khiến lớp dất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.


Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 34 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 6.6, em hãy xác định các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 6.6, đọc phần chú giải để biết được kí hiệu vành đai động đất (dải nền màu xanh dương) và vành đai núi lửa (các gạch thẳng màu đỏ).

- Từ đó, xác định các vành đai núi lửa và động đất trên hình 6.6.

Giải chi tiết:

- Vành đai động đất, núi lửa Thái Bình Dương: kéo dài từ Niu Di-len, qua Nhật Bản, A-lax-ca, trải suốt bờ tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

- Vành đai động đất kéo dài từ Bắc Phi, qua biển Địa Trung Hải, sơn nguyên Tây Tạng đến Bắc Kinh (Trung Quốc).

Giải bài luyện tập 2 trang 34 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 4.4 và hình 6.6, em hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích sự phân bố đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 4.4, hình 6.6 và dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và giải thích.

Giải chi tiết:

- Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển: các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Giải thích:

+ Khi 2 mảng kiến tạo chuyển động tách xa nhau, măcma nóng chảy được phun lên ở nơi tiếp giáp giữa 2 mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương, kèm theo động đất, núi lửa.

+ Khi 2 mảng kiến tạo chuyển động xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao, các vực biển, sinh ra động đất, núi lửa.


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 34 SGK Địa lí 10

Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực.


Lý thuyết


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về dung dịch bazơ

Khái niệm về tính chất bazơ

Khái niệm về giấy pH và cách sử dụng để đo đạc pH của dung dịch. Giấy pH chỉ định mức độ axit hoặc bazơ của dung dịch dựa trên thay đổi màu sắc. Nguyên lý hoạt động của giấy pH dựa trên sự tương tác giữa chỉ thị pH và các ion trong dung dịch. Cách sử dụng giấy pH đơn giản, chỉ cần nhúng giấy vào dung dịch và so sánh màu sắc với bảng màu. Cần lưu ý lưu trữ và bảo quản giấy pH đúng cách để đảm bảo độ chính xác.

Khái niệm về màu sắc giấy pH

Giới thiệu về bảng màu sắc và cách sử dụng chúng trong thiết kế đồ họa. Bảng màu sắc là tập hợp các màu sắc được sắp xếp theo cách cụ thể để sử dụng trong thiết kế. Nó được xác định dựa trên hệ thống màu như RGB hoặc CMYK và có thể bao gồm các màu sắc cơ bản và phụ. Trong thiết kế, bảng màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu ứng màu sắc, nâng cao tính thẩm mỹ và tạo sự nhận biết cho thương hiệu. Cấu trúc bảng màu sắc bao gồm các màu sắc cơ bản, màu sắc phụ, các bảng màu sắc nổi tiếng và cách sử dụng chúng trong thiết kế. Bằng cách sử dụng bảng màu sắc thông minh, người thiết kế có thể tạo ra những thiết kế độc đáo và ấn tượng.

Khái niệm về ống nghiệm

Khái niệm về cốc thủy tinh

Khái niệm về nồng độ ion hidroxit và cách tính toán. Ảnh hưởng của nồng độ ion hidroxit đến tính chất của dung dịch. Cách đo và định lượng nồng độ ion hidroxit bằng pH-metry, titration và điện phân. Ứng dụng của nồng độ ion hidroxit trong điều chỉnh pH, sản xuất kim loại và các sản phẩm hóa chất.

Khái niệm về độ pH - Định nghĩa và ý nghĩa trong hóa học và đời sống. Độ pH là chỉ số để đo mức độ axit hoặc bazơ của một dung dịch. Nó được tính bằng công thức pH = -log[H+]. Khi [H+] tăng, độ axit tăng và độ pH giảm. Ngược lại, khi [H+] giảm, độ bazơ tăng và độ pH tăng. Thang đo pH được chia thành ba phạm vi chính: pH dưới 7 cho biết dung dịch có tính axit, pH bằng 7 cho biết dung dịch trung tính, và pH trên 7 cho biết dung dịch có tính bazơ. Độ pH có vai trò quan trọng trong y tế và môi trường. Mất cân bằng độ pH trong cơ thể có thể gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và hoạt động các enzyme.

Khái niệm về dung dịch, định nghĩa và cách phân loại

Xem thêm...
×