Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 21. Phân bố dân cư và đô thị hóa SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

1. Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư trên thế giới. 2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa. Cho biết nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phân bố dân cư. Vì sao? 3. Trình bày khái niệm đô thị hóa...

Cuộn nhanh đến câu

? mục I

Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 84 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21 và đọc thông tin mục 1 (Tình hình phân bố dân cư trên thế giới).

Lời giải chi tiết:

Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.

Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.

- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).

Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 85 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 21 và thông tin trog bài, em hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa.

- Cho biết nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phân bố dân cư. Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới) và quan sát hình 21.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.


? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 85 SGK Địa lí 10

Dựa vào bảng 21.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm đô thị hóa.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và quan sát bảng 21.1.

Lời giải chi tiết:

Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.

Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 86 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Các nhân tố tác động đến đô thị hóa) và dựa vào hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa:

* Nhân tố kinh tế - xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế: tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.

Ví dụ: Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với quy mô GDP lớn thứ 3 thế giới => Dân số thành thị chiếm 91,62% tổng số dân cả nước (2020).

- Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.

Ví dụ: Cuối thế kỷ XIX, Pháp đến khai thác thuộc địa ở nước ta đã xây dựng 1 loạt nhà máy điện, nhà máy nước nên đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng ven biển, hình thành các đô thị như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,…

- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị: cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.

* Nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.

Ví dụ: Las Vegas là một đô thị nằm ở phía tây Hoa Kỳ, nằm giữa hoang mạc khô cằn và nóng bức nhưng Hoa Kỳ đã phát triển nó trở thành 1 “thủ đô giải trí của thế giới”.

- Điều kiện tự nhiên: những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư => quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.

Ví dụ: Miền Đông Trung Quốc là nơi tập trung nhiều đô thị với quy mô lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân,… do đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhiều khoáng sản kim loại màu,…

Trả lời câu hỏi 3 mục II trang 86 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường).

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:

* Đối với kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…

- Tiêu cực:

Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:

 + Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.

+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

* Đối với môi trường

- Tích cực:

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.

+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…

+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…


Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 87 SGK Địa lí 10

Cho bảng số liệu:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi mật độ dân số của một số châu lục trên thế giới năm 1950 và năm 2020.


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 87 SGK Địa lí 10

Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về áp suất và ảnh hưởng đến vật liệu. Áp suất là lực tác động lên diện tích và được đo bằng pascal (Pa). Áp suất có ảnh hưởng đến vật liệu bằng cách thay đổi độ nén, dãn và biến dạng. Khí lý tưởng và kim loại không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Các ứng dụng của vật liệu không bị ảnh hưởng bởi áp suất gồm thiết kế đường ống, thiết bị y tế và sản xuất thiết bị công nghiệp.

Giới thiệu về sản xuất thiết bị y tế - Tổng quan về quá trình sản xuất và tính chất của sản phẩm. Quy trình sản xuất yêu cầu tính chính xác và an toàn, bao gồm nghiên cứu, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, vận chuyển, bảo trì và sửa chữa. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bao gồm kỹ thuật, vật liệu, nhân lực và quản lý. Tính chất quan trọng của sản phẩm bao gồm độ chính xác, độ tin cậy, tính thẩm mỹ và tính an toàn. Thiết kế và chế tạo thiết bị y tế - Mô tả quá trình từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh. Phân tích nhu cầu và ý tưởng thiết kế, thiết kế sản phẩm, chế tạo và lắp ráp, kiểm tra và đánh giá, tối ưu hóa và cải tiến. Kiểm định và đánh giá chất lượng - Giới thiệu về phương pháp kiểm định và đánh giá chất lượng thiết bị y tế, bao gồm tiêu chuẩn và quy định. Phương pháp bao gồm kiểm tra, đo lường và kiểm tra hiệu năng. Quy định và tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu và tuân thủ quy định. Quản lý sản xuất thiết bị y tế - Mô tả quá trình quản lý sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, điều phối sản xuất, quản lý chất lượng và bảo trì. Lập kế hoạch sản xuất, điều phối công việc, quản lý quy trình và giám sát tiến độ sản xuất. Quản lý chất lượng đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.

Giới thiệu về ngành thực phẩm, vai trò và lĩnh vực hoạt động, đóng góp vào kinh tế và đời sống con người. Bảo đảm an toàn và dinh dưỡng, phát triển bền vững và kiểm soát chất lượng. Quy trình sản xuất, thành phần dinh dưỡng và bảo quản thực phẩm. Các vấn đề liên quan như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đổi mới công nghệ.

Khái niệm về công cụ gia dụng và các tính năng chung của chúng. Phân loại các loại công cụ gia dụng theo từng nhóm và mô tả các tiêu chuẩn chất lượng của chúng, bao gồm độ bền, độ an toàn và tính năng sử dụng. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản các công cụ gia dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ của chúng.

Quá trình luyện kim: Định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Các phương pháp luyện kim truyền thống và hiện đại: nung chảy, điện hóa và cơ học. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của quá trình luyện kim: sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại như máy móc, đồ gia dụng, xe hơi và máy bay.

Quá trình nung: định nghĩa, phương pháp và ứng dụng

Khái niệm về quá trình đúc và vai trò của nó trong sản xuất kim loại - Các bước và phương pháp đúc kim loại - Ứng dụng của quá trình đúc trong sản xuất công nghiệp và tiêu dùng.

Khái niệm về thép hợp kim

Khái niệm về khả năng chịu nhiệt

Khái niệm về thép hợp kim Crom

Xem thêm...
×