Bài 1. Góc ở vị trí đặc biệt trang 90 SGK Toán 7 cánh diều
Lý thuyết Góc ở vị trí đặc biệt SGK Toán 7 Cánh diều
Giải câu hỏi khởi động trang 90 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải mục I trang 90, 91, 92 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải mục II trang 92, 93 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải mục III trang 93, 94 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải bài 1 trang 94, 95 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải bài 2 trang 95 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải bài 3 trang 95 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều Giải bài 4 trang 95 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diềuLý thuyết Góc ở vị trí đặc biệt SGK Toán 7 Cánh diều
I. Hai góc kề nhau
I. Hai góc kề nhau
Hai góc có đỉnh chung, có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó.
Ví dụ:
^xOy,^yOz là hai góc kề nhau vì có chung đỉnh O, cạnh Oy chung, 2 cạnh Ox và Oz nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh Oy.
II. Hai góc bù nhau. Hai góc kề bù
Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo là 180 độ
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề, vừa bù nhau.
Ví dụ:
^xOt,^yOt là hai góc kề bù. Ta được: ^xOt+^yOt=180∘
III. Hai góc đối đỉnh
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Tính chất: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Ví dụ:
Góc xOz và yOt ; góc xOt và yOz là các góc đối đỉnh vì Ox và Oy là 2 tia đối nhau, Oz và Ot là 2 tia đối nhau.
Ta được: ^xOz=^yOt;^xOt=^yOz
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365