Bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn - Văn mẫu 7 Cánh diều
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?
Phân tích suy nghĩ của cậu bé Côn về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy Vẻ đẹp xứ Nghệ gắn liền với những tích xưa trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê. Miêu tả nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng Nêu cảm nghĩ về một nhân vật mà em yêu thích trong văn bản Buổi học cuối cùng Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy. Đóng vai thầy Ha-men, hãy tả lại tâm trạng lên lớp của mình trong Buổi học cuối cùng Hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện Buổi học cuối cùng Hãy phân tích nhân vật An trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của nhà văn Đoàn Giỏi Hãy tóm tắt đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừngCâu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử.
Dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về bối cảnh mở đầu văn bản.
- Thân đoạn: Tóm tắt dựa trên nội dung khái quát, cốt lõi của văn bản.
+ Hai anh em Mon và Mên trằn trọc giữa đêm mưa vì lo cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông.
+ Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mon và Mên.
+ Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.
- Kết đoạn: Chi tiết kết thúc văn bản.
Bài mẫu 1
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó bảng. Mỗi địa danh họ đi qua đều gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người. Đồng thời, cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp.
Bài mẫu 2
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán…), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận.
Bài mẫu 3
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Qua lời kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Cũng từ đó, em văn bản gợi cho em suy nghĩ về việc cha ông ta đã bảo vệ đất nước từ ngàn xưa, con cháu ta ngày nay phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đất nước
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365