Chủ đề 6. Biện pháp tu từ - Tiếng Việt 4
Bài tập Biện pháp tu từ - Ôn hè Tiếng Việt 4
Lý thuyết Mở rộng vốn từ - Ôn hè Tiếng Việt 4 Lý thuyết Biện pháp tu từ - Ôn hè Tiếng Việt lớp 4Bài tập Biện pháp tu từ - Ôn hè Tiếng Việt 4
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Những … nghịch ngợm lùa qua mái tóc của Hà, khiến cô bé giật mình reo lên vì lạnh. A. Cơn gió. B. Cơn mưa. C. Cơn bão.
Đề bài
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Những … nghịch ngợm lùa qua mái tóc của Hà, khiến cô bé giật mình reo lên vì lạnh.
A. Cơn gió.
B. Cơn mưa.
C. Cơn bão.
D. Ánh nắng.
Bài 2. Sự vật được nhân hóa trong câu văn sau là gì?
Sau một năm chăm chỉ hút chất dinh dưỡng từ đất, cây xoài cát đã kết quả.
A. đất
B. chất dinh dưỡng
C. quả
D. cây xoài cát
Bài 3. Sự vật được in đậm trong câu văn sau được nhân hóa bằng cách nào?
"Sao hôm nay cún không ăn hết cơm hả? Cún phải chịu khó ăn cơm cho nhanh khỏe chứ! - Cái Tí vừa ôm cún con vào lòng, vừa thủ thỉ với chú.
A. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.
B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
D. Không có đáp án đúng.
Bài 4. Sự vật được in đậm trong câu văn sau được nhân hóa bằng cách nào?
Chị gà mái mơ đang đi vòng quanh khóm hoa cúc mới trồng.
A. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.
B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
D. Không có đáp án đúng.
Bài 5. Sự vật được in đậm trong câu văn sau được nhân hóa bằng cách nào?
Vạt cỏ trâu khẽ rung rinh đầu lá để bày tỏ niềm vui sướng khi đón người bạn nắng mai ghé chơi.
A. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.
B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
D. Không có đáp án đúng.
Bài 6. Câu văn sau có sử dụng biện pháp nhân hóa không? Vì sao?
Chú chó chăm chú lắng nghe và ngóng cậu chủ về.
Bài 7. Em hãy gạch chân dưới những sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
(Trích "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)
Bài 8. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh nhân hóa:
a) Ánh trăng………………………………………….phản chiếu xuống mặt hồ.
b) Những khóm hoa…………………………………………. nở rộ.
c) Dòng sông êm đềm…………………………………………. sau mùa mưa bão.
Bài 9. Em hãy ghi lại ba từ chỉ hoạt động và ba từ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau:
Bầu trời buổi sáng thật trong lành biết bao. Trên bầu trời, những đám mây xanh đang trôi lững thững. Một vài cơn gió nô đùa, kéo những đám mây xanh cùng nhau đi trốn khỏi ánh mặt trời.
Bài 10. Em hãy thêm từ ngữ dùng để tả người vào sau những từ ngữ được in đậm sao cho câu văn có hình ảnh nhân hóa.
a) Chú mèo con đang trong vườn.
b) Những chú vịt đang bơi.
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Những … nghịch ngợm lùa qua mái tóc của Hà, khiến cô bé giật mình reo lên vì lạnh.
A. Cơn gió.
B. Cơn mưa.
C. Cơn bão.
D. Ánh nắng.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365