Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Rùa Xanh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Sóng âm - Khoa học tự nhiên 7

Dao động và sóng Nguồn âm

SÓNG ÂM

I. Dao động và sóng

1. Dao động

Dao động là các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng

 

Ví dụ: chuyển động của đồng hồ quả lắc, chuyển động của bập bênh, chuyển động của xích đu,...

2. Sóng

- Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường

- Ví dụ:

+ Thanh thép đàn hồi AB dao động sẽ kéo theo vật nhỏ S dao động, làm mặt nước dao động theo. Dao động này được lan truyền trên mặt nước tạo thành sóng nước hình tròn có tâm S

 

+ Khi cho một đầu của lò xo dao động thì dao động này cũng được dây lò xo truyền đi tạo thành sóng trên lò xo. Dọc theo dây lò xo xuất hiện những đoạn nén và dãn liên tiếp

 

II. Nguồn âm

- Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động

- Ví dụ về nguồn âm: âm thanh phát ra từ trống, dây đàn, cây sáo, âm thoa

 

III. Sóng âm

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường

- Cách tạo ra sóng âm: màng loa dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động (nén, dãn). Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động,... Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tời tau ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm phát ra từ nguồn âm.

 

IV. Các môi trường truyền âm

- Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

- Sóng âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí

- Tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự giảm dần: rắn, lỏng, khí.

Sơ đồ tư duy về “Sóng âm”


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm từ phổ và công thức Fourier trong xử lý tín hiệu

Đường sức từ - Khái niệm, công thức tính và ứng dụng

Khái niệm về từ trường - Tính chất, ứng dụng và các định luật liên quan đến từ trường được giới thiệu và phân tích chi tiết.

Lực điện từ và các khái niệm liên quan trong vật lý

Nam châm điện: Định nghĩa, tính chất và ứng dụng của nam châm điện trong đời sống và công nghiệp. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nam châm vĩnh cửu và tạm thời. Hướng dẫn về khái niệm magnetic field và cách tính toán. Sự tương tác giữa các nam châm điện và ứng dụng của nam châm điện trong động cơ điện, máy phát điện, điện tử và y học.

Giới thiệu về động cơ điện một chiều - cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các loại và ứng dụng, bộ phận và nguyên lý hoạt động, phương pháp điều khiển tốc độ và ứng dụng, các ứng dụng của động cơ điện một chiều trong đời sống và công nghiệp".

Giới thiệu về dòng điện xoay chiều và sự khác nhau giữa nó và dòng điện một chiều

Máy phát điện xoay chiều: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại máy phát điện xoay chiều.

Truyền tải điện năng đi xa: Các phương thức truyền tải, đặc điểm và ứng dụng, các vấn đề liên quan và công nghệ mới

Máy biến thế - Giới thiệu, nguyên lý hoạt động, các loại, thiết kế và ứng dụng

Xem thêm...
×