Tuần 30: Đất nước ngàn năm
Bài 22: Luyện tập trang 102, 103 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Hai Bà Trưng trang 104, 105 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 22: Ôn chữ viết hoa Y trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 99, 100 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 21: Nghe - viết: Nhà rông trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 21: Nói và nghe: Quê hương em trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 21: Nhà Rông trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sốngBài 22: Luyện tập trang 102, 103 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì. Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông. Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...). Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe. Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật. Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.
Luyện từ và câu
Câu 1:
Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
Câu 2
Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
...Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
...Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ...Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.....
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Câu 3
Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...).
Luyện viết đoạn
Câu 1:
Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe
Gợi ý:
a. Tên nhân vật là gì?
b. Nhân vật trong truyện nào?
c. Em thích những điều gì ở nhân vật?
d. Nêu lí do yêu thích.
Câu 2
Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.
Ví dụ:
Thần Sắt
Xưa có anh nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói nghèo. Một hôm, anh mơ thấy Bụt hiện lên bảo:
- Ngày mai, có ba người đến xin nghỉ trọ. Con hãy chọn một người ưng ý cho vào ngủ nhờ, đừng ngại nhà chật.
Quả nhiên, chiều hôm sau, một người mặc quần áo trắng, cưỡi con ngựa trắng, hơi bạc tỏa ra lạnh toát đi tới. Người đó dừng trước lều, hoạnh họe:
- Người mau thu xếp cho ta chỗ nghỉ.
Anh nông dân bèn nói:
- Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng, xin ngài đi nơi khác.
Lát sau, một người toàn thân dát vàng, cưỡi một con ngựa vàng, hơi vàng tỏa ra lạnh buốt đến xin nghỉ trọ. Anh nông dân cũng từ chối.
Đến lúc trăng lên, có một người đen đủi, cưỡi con ngựa đen, tỏa ra hương thơm của núi rừng, xin ngủ nhờ. Nhìn người này hiền lành nên anh nông dân bằng lòng.
Sáng hôm sau, anh nông dân không thấy người khách và con ngựa đâu cả. Ở chỗ người khách ngủ chỉ thấy một cục sắt đen sì, cứng như đá. Anh nông dân liền đem cục sắt ra rèn cày, rèn cuộc để khai phá ruộng nương.
Nhờ có sắt và chăm chỉ làm ăn, đời sống của anh nông dân ngày càng no ấm. Sau này anh mới biết người khách trọ chính là Thần Sắt.
(Theo Kho tàng truyện cổ Việt Nam)
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365