Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)


Con đường dẫn đến chiến tranh

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 9 - 1939 đến tháng 6 - 1941) Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942) Quân đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945) Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945 Các nước phát xít trong giai đoạn 1931-1937 đã có những hoạt động xâm lược nào? Theo em, sự kiện Muy-ních được nhìn nhận, đánh giá như thế nào ? Lý thuyết Diễn biến và kết cục của chiến tranh Sử dụng lược đồ (hình 43) để trình bày việc phát xít Đức mở đầu việc xâm chiếm châu Âu như thế nào . Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941) Cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào ? Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào? (trình bày theo lược đồ hình 46) Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận (từ tháng 11-1942 đến tháng 6-1944). Trận phản công tại Xta-lin-grát: diễn biến và ý nghĩa Quân đội Nhật Bản bị đánh bại như thế nào? Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào? Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào ? Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào ? Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Con đường dẫn đến chiến tranh

Tóm tắt mục I. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

I. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

Lễ kí kết hiệp ước thành lập Liên minh phe Trục phát xít

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

=> Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

a) Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

- Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc

- Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Anh, Pháp tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

=> 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Đánh giá:

+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.

b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)

- Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”

=> Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

Hội nghị Muy-nich

ND chính

- Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937).

- Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Sơ đồ tư duy Con đường dẫn đến chiến tranh

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×