Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí SGK Lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.

Cuộn nhanh đến câu

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 181 SGK Lịch sử và Địa lí 7

- Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.

- Phân tích những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí.

Phương pháp giải:


Lời giải chi tiết:

* Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là:

- Giữa thế kỉ XV, nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, thị trường và hương liệu thôi thúc người châu Âu tìm sang phương Đông. 

- Con đường buôn bán truyền thống với phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ. Thôi thúc người châu Âu tìm kiếm con đường mới. 

* Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Người châu Âu vẽ được bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió. 

- Sự tiến bộ của kĩ thuật đóng tàu có bánh lái với những cánh buồm lớn.

- Một số nhà nước phong kiến ở châu Âu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thám hiểm tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 182 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào lược đồ 1.6, 1.8 và thông tin trong bài, em hãy mô tả lại cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô (1492) và Ph.Ma-gien-lan (1519-1521)

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

* Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô: 

- Tháng 8-1492 đoàn thám hiểm rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương

- Vài tháng sau họ khám phá ra bờ biển phía Bắc của Cu-ba và Hispaniola. Cô -lôm-bô nghĩ rằng ông đã tới được Đông Ấn Độ nhưng thực ra đó là châu Mỹ.

- Năm 1493, 1498, 1502, ông còn tiến hành thám hiểm thêm châu Mỹ.

* Cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan:

- Tháng 9-1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến mũi cực Nam châu Mỹ. vượt Đại Tây Dương, tiến vào Thái Bình Dương.

- Cuối năm 1520, họ đến được đảo Mac-tan (Phi-lip-pin). Tại đây Ma-gien lăng đụng độ với người bản địa và chết.

- Sau đó đoàn thám hiểm trở về Tây Ban Nha bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.


? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 185 SGK Lịch sử và Địa lí 7

- Các cuộc đại phát kiến địa lí tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục.

- Đọc tư liệu 1.10, quan sát hình 1.11 và thông tin trong bài, em hãy cho biết hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động thế nào tới châu Phi và châu Mỹ?

- Nêu một ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám kiểm của Ma-gien-lan

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:

* Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:

+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.

+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.

* Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về nén bột gỗ - Sản xuất gỗ nén chất lượng, bền bỉ và đa dạng ứng dụng trong ngành công nghiệp, đồ nội thất và xây dựng.

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Khái niệm về đồng đều và phương pháp đo độ đồng đều | Ưu nhược điểm của độ đồng đều | Ứng dụng của độ đồng đều

Khái niệm vận tốc không đổi

Khái niệm về gia tốc bằng 0

Khái niệm về kiểm tra độ chính xác

Khái niệm về quãng đường, định nghĩa và cách tính toán quãng đường. Quãng đường là khoảng cách từ điểm A đến điểm B trên một đường thẳng hoặc theo một quỹ đạo xác định.

Khái niệm về phương trình toán học - Định nghĩa và vai trò trong toán học

Khái niệm về lực lên dốc và tác động của nó trong địa hình. Lực lên dốc là lực từ bề mặt địa hình tác động lên vật thể di chuyển lên dốc. Nó quan trọng để vượt qua độ dốc và duy trì sự cân bằng của vật thể trên dốc. Lực lên dốc phụ thuộc vào độ dốc, bề mặt và tính chất của mặt đất, độ ma sát và trọng lượng của vật thể. Hiểu rõ lực lên dốc quan trọng trong quy hoạch đô thị, xây dựng hạ tầng và đảm bảo an toàn cho công trình trên dốc.

Khái niệm vật lý cơ học, lĩnh vực nghiên cứu và các đại lượng cơ học cơ bản

Xem thêm...
×