Bài 2: Bài học cuộc sống - SBT Ngữ văn 7 CTST
Giải Bài tập Đọc trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài tập Tiếng Việt trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo Giải Bài tập Viết trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo Giải Bài tập Nói và nghe trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạoGiải Bài tập Đọc trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Đọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới: a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên.
Câu 1
Đọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới:
a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên.
b. Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng, việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếêu không phải vậy thì đã chẳng có câu: “Chậm như rùa!”). Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắng thỏ là xứng đáng và rất thuyết phục. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
e. Một số bạn băn khoăn không dám chắc Chuyện bó đũa là truyện ngụ ngôn hay là truyện cổ tích. Nếu được các bạn ấy hỏi ý kiến trong việc xác định thể loại, em sẽ trả lời các bạn thế nào?
d. Theo em, cách kết thúc của hai văn bản Chuyện bó đĩa và Hai người bạn đồng hành và con gấu có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy giúp em rút ra lưu ý gì khi đọc các truyện ngụ ngôn có cách kết thúc tương tự?
đ. Dựa vào các thông tin (tình huống, tác dụng, bài học) trong bảng đưới đây đối với truyện Thỏ và rùa, hãy hoàn tất các thông tin đối với truyện Chuyện bó đũa:
e. Dựa vào bảng dưới đây, tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện được kể (cốt truyện), bài học ứng xử trong truyện Chuyện bó đũa:
g. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là ruầ chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Câu 2
Đọc văn bản Con cáo và quả nho và trả lời các câu hỏi phía dưới:
a. Tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho và hoàn thành theo mẫu bảng đưới đây. Dựa vào các bài tập mà em đã thực hiện, cho biết: việc tóm tắt tình huống truyện với tóm tắt chuỗi sự kiện (cốt truyện) khác nhau như thế nào?
Nội dung |
Con cáo và quả nho |
Tình huống |
|
Chuỗi sự kiện (cốt truyện) |
b. Trong khi chứng minh về tính ngắn gọn hàm súc của truyện ngụ ngôn, nhiều ý kiến thống nhất rằng các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Con cáo và quả nho là những truyện tiêu biểu. Nhưng khi cần xác định trong hai truyện này, truyện nào ngắn gọn hơn, ý kiến chưa ngã ngũ. Theo em, cần thực hiện việc so sánh như thế nào để kết luận đưa ra thuyết phục được mọi người?
c. Giả sử những quả nho trong truyện Con cáo và quả nho biết nói, theo em chúng sẽ nói gì với con cáo hoặc với chính mình trong trường hợp này?
Câu 3
Dựa vào bảng sau, xác định tình huống truyện, bài học, tác dụng của tình huống trong việc thể hiện bài học trong các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con:
Nội dung |
Hai người bạn đồng hành và con gấu |
Chó sói và chiên con |
Tình huống truyện |
||
Bài học |
||
Tác dụng của tình huống truyện (trong việc thể hiện bải học) |
Câu 4
Thể hiện cách đọc sáng tạo về một truyện ngụ ngôn đã học, đã đọc bằng cách làm một bài thơ (lục bát, bốn chữ, năm chữ, song thất lục bát,...) hoặc vẽ một bức tranh.
Câu 5
Vận dụng cách nói thú vị, hài hước để kể lại truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365