Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết về quy luật địa đới và phi địa đới

Bài 15. Quy luật địa đới và phi địa đới

Bài 15. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

1. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI

- Khái niệm:

+ Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần từ nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

+ Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu nên góc nhập xạ có sự thay đổi từ xích đạo về hai cực, gây nên sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên.

- Biểu hiện: 

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (từ xích đạo về cực lần lượt là nóng, ôn hòa, lạnh, băng tuyết vĩnh cửu).

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất.

+ Các đới khí hậu:

+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính.

- Ý nghĩa thực tiễn

+ Hiểu được tính quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

2. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

a. Khái niệm

- Quy luật phi địa đới là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

- Nguyên nhân: do các quá trình nội lực tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ đông và bờ tây lục địa, ở độ cao khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.

b. Biểu hiện

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên thay đổi từ đông sang tây. Càng gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng.

- Theo độ cao (quy luật đai cao)

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố của các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao.

c. Ý nghĩa thực tiễn

- Hiểu biết về quy luật phi địa đới cho phép xác định được các định hướng chung, biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày.

- Quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về nồng độ chất gây ăn mòn - Định nghĩa và ảnh hưởng của nó trong quá trình gây ăn mòn

Khái niệm và phân tích chi phí sửa chữa: Ý nghĩa và các loại chi phí sửa chữa, phân tích hiệu quả và quản lý chi phí sửa chữa.

Mất đi electron - Quá trình mất đi electron từ lớp ngoài cùng của vỏ electron, ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất nguyên tử hay ion. Oxi hóa và khử - Quá trình trao đổi electron, xác định chất bị oxi hóa và chất bị khử trong phản ứng hóa học. Cơ chế mất đi electron - Quá trình trao đổi electron giữa nguyên tử, ảnh hưởng bởi độ âm điện và kích thước nguyên tử. Ứng dụng của mất đi electron - Điện phân, oxy hóa khử và xử lý nước trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về electron tự do

Khái niệm về tan trong nước và cách đo độ tan: quá trình hòa tan chất hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. Hướng dẫn cách đo độ tan và các đơn vị đo độ tan thông dụng. Có nhiều ứng dụng của tan trong nước trong đời sống và sản xuất.

Khái niệm về mạ và các loại mạ phổ biến

Khái niệm về chất phủ bảo vệ và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về kim loại chịu ăn mòn thấp hơn

Khái niệm về độ ẩm cao

Khái niệm về mất đi vật liệu và các phương pháp kiểm soát, giảm thiểu nguyên nhân gây ra mất đi vật liệu trong sản xuất. Hậu quả của mất đi vật liệu bao gồm giảm hiệu suất, tăng chi phí sản xuất, rủi ro an toàn và các tác động xấu đến môi trường và xã hội.

Xem thêm...
×