Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Liên minh châu Âu (Phần 2 - EU: Hợp tác, liên kết để cùng phát triển) Địa lí 11

Lý thuyết Liên minh châu Âu (Phần 2 - EU: Hợp tác, liên kết để cùng phát triển) Địa lí 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

I. Thị trường chung Châu Âu

1. Tự do lưu thông

- 1993, EU thiết lập thị trường chung. Trong thị trường này, việc tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên được đảm bảo.

- Các nước thành viên có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối:

+ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc.

+ Tự do lưu thông dịch vụ: tự do với các dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, du lịch…

+ Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Tự do lưu thông tiền vốn: các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất  và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.

2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu

- 1999: chính thức lưu thông.

- 2004: 13 thành viên sử dụng.

- Lợi ích:                           

+ Nâng cao sức cạnh tranh.

+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

+ Thuận lợi việc chuyển vốn trong EU.

+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp.

II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

1. Sản xuất máy bay Airbus

- Tổ hợp công nghiệp hàng không Airbus do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ.

- Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay Airbus nổi tiếng.

2. Đường hầm giao thông Măng-sơ

- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994.

- Lợi ích:

+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

+ Trong tương lai, đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với hàng không.

III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)

1. Khái niệm

Euroregion - chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia. Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU hoặc 1 phần ngoài ranh giới EU.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.

- Hàng này có khoảng 30 nghìn người sang nước láng giềng làm việc.

- Hàng tháng xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.

- Các trường đại học phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung.

- Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm áp suất, đơn vị đo áp suất và các ứng dụng của áp suất trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về đồng đều quá trình chế biến

Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Khái niệm về áp suất ổn định

Khái niệm về sức khỏe người tiêu dùng - Định nghĩa và vai trò trong cuộc sống. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cách đánh giá và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Giới thiệu về ngành công nghiệp thực phẩm

Khái niệm về nổi vật

Khái niệm về tính chất bề mặt

Khái niệm và định nghĩa bơm nước, cách thức hoạt động và các loại bơm nước thông dụng.

Khái niệm về ảnh hưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến một sự việc hoặc hiện tượng nào đó. Ảnh hưởng là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tầm quan trọng của ảnh hưởng nằm ở việc nó có thể thay đổi suy nghĩ, hành vi và quyết định của con người. Có hai loại yếu tố ảnh hưởng chính là yếu tố nội tại và yếu tố ngoại tại. Ảnh hưởng có thể được thấy rõ trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như quyết định xem một bộ phim mới dựa trên sự ảnh hưởng của bạn bè hoặc tác động tích cực của người lãnh đạo đến động viên và khích lệ đội nhóm. Liệt kê và mô tả các loại ảnh hưởng phổ biến, bao gồm ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Hướng dẫn các phương pháp nhận biết và đánh giá ảnh hưởng, bao gồm các bước thực hiện và các công cụ hỗ trợ. Hướng dẫn các phương pháp xử lý và quản lý ảnh hưởng, bao gồm các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và tăng cường ảnh hưởng tích cực.

Xem thêm...
×