Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Hươu Cam
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng trang 54, 55, 56, 57, 58 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

Động năng là một đại lượng

Cuộn nhanh đến câu

Trắc nghiệm - 17.1

Động năng là một đại lượng

A. có hướng, luôn dương.                                          B. có hướng, không âm.

C. vô hướng, không âm.                                             D. vô hướng, luôn dương.


Trắc nghiệm - 17.2

Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?

A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật.

B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. Là đại lượng vô hướng, không âm.

D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.


Trắc nghiệm - 17.3

Thế năng trọng trường của một vật có giá trị

A. luôn dương.                                              B. luôn âm.

C. khác 0.                                                     D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.


Trắc nghiệm - 17.4

Cơ năng của một vật bằng

A. hiệu của động năng và thế năng của vật.

B. hiệu của thế năng và động năng của vật.

C. tổng động năng và thế năng của vật.

D. tích của động năng và thế năng của vật.


Trắc nghiệm - 17.5

Cơ năng của một vật được bảo toàn khi

A. vật chịu tác dụng của các lực nhưng không phải là các lực thế.

B. vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.

C. vật chịu tác dụng của mọi lực bất kì.

D. vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.


Trắc nghiệm - 17.6

Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì

A. thế năng cực tiểu.                                       B. thế năng cực đại.

C. cơ năng cực đại.                                         D. cơ năng bằng 0.


Trắc nghiệm - 17.7

Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?

A. Không đổi.             B. Giảm 2 lần.            

C. Tăng 2 lần              D. Giảm 4 lần.


Trắc nghiệm - 17.8

Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của tòa nhà như Hình 17.1. Quả bóng (1) được ném phương ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống dưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.

 

A. 1, 2, 3.                                            B. 2, 1, 3.

C. 3, 1, 2.                                            D. Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.


Trắc nghiệm - 17.9

Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?

A. 6.103 J.                   

B. 3.102 J.                   

C. 60 J.                       

D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.


Trắc nghiệm - 17.10

Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là

A. 14,14 m/s.               B. 8,96 m/s.                

C. 10,84 m/s.               D. 7,7 m/s.


Tự luận - 17.1

Một chiếc máy bay bắt đầu tăng tốc từ trạng thái nghỉ để đạt được tốc độ đủ lớn cho máy bay có thể cất cánh. Động năng máy bay thay đổi như thế nào trong quá trình này?


Tự luận - 17.2

Một người nâng tạ lên cao sao cho tốc độ của tạ là không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Chọn gốc thế năng trọng trường tại mặt đất. Trong các đại lượng: động năng, thế năng, cơ năng, đại lượng nào của tạ không thay đổi trong quá trình trên?


Tự luận - 17.3

Một thùng hàng bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của một máng nghiêng nhẵn (ma sát không đáng kể). Nếu tăng góc nghiêng của máng thì tốc độ của thùng hàng tại chân máng thay đổi như thế nào?


Tự luận - 17.4

Một quả bowling được treo lên trần nhà bằng một sợi dây không dãn. Một bạn học sinh được thực hiện thí nghiệm biểu diễn bằng cách kéo quả bóng ra khỏi vị trí cân bằng của nó và gần chạm vào tường, sau đó thả quả bóng ra như Hình 17.2.

a) Trong quá trình chuyển động, quả bóng có thể va vào tường không? Tại sao?

b) Liệt kê yếu tố đảm bảo quả bóng không va chạm với tường trong quá trình chuyển động.


Tự luận - 17.5

Một chiếc ô tô đang chạy thì phải phanh gấp để giảm tốc nhằm tránh va chạm với một chú chó băng ngang qua đường. Trong quá trình hãm phanh, động năng của ô tô thay đổi như thế nào? Trong trường hợp này, cơ năng của ô tô có bảo toàn không? Tại sao?


Tự luận - 17.6

Một bạn học sinh đang thực hiện việc sắp xếp lại tủ sách trong đó bạn học sinh phải nâng một quyển sách từ mặt sàn lên tủ. Động năng của quyển sách tại mặt sàn và khi đặt lên tủ đều bằng 0, trong khi công mà bạn học sinh thực hiện lại khác 0. Điều này có mâu thuẫn với định lí động năng không? Tại sao? Xem chuyển động của quyển sách là đều.


Tự luận - 17.7

Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên rất cao so với đầu cọc?


Tự luận - 17.8

Làm thế nào để một quả bóng sau khi đập xuống sàn nhà có thể nảy lên cao hơn so với vị trí ban đầu?


Tự luận - 17.9

Trên các đồi cát tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết, du khách thường sử dụng tấm ván để trượt từ trên một đoạn đồi cao xuống dưới. Để tạo trải nghiệm trượt tốt, du khách thường được khuyên di chuyển lên các đoạn đồi cao và tốc độ trượt sẽ nhanh hơn. Giải thích nguyên nhân cho cách làm trên. Ngoài ra, còn có cách nào khác để tăng tốc độ trượt?


Tự luận - 17.10

Tại sao trong môn nhảy cao, các vận động viên đều phải chạy đà trước khi giậm nhảy?


Tự luận - 17.11

Xét một vật nhỏ bắt đầu chuyển động trên một đường trượt không ma sát từ A đến C sau đó trượt trên đường nằm ngang (có ma sát) từ C đến D như Hình 17.3. Em hãy cho biết:

 

a) động năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số trên những đoạn nào?

b) cơ năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số trên những đoạn nào?


Tự luận - 17.12

Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình 17.4. Sau khi trượt đến chân đường trượt, vật tiếp tục trượt trên đoạn đường nằm ngang một đoạn s rồi mới dừng lại, ma sát trên đoạn đường nằm ngang là đáng kể.

a) Nếu độ cao h ban đầu được nâng lên thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

b) Nếu tăng khối lượng của vật thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?


Tự luận - 17.13

Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 17.5. Xem sức cản của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt được độ cao cực đại lớn hơn? Tại sao?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: nguyên nhân, tác động và biện pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong nước: kim loại nặng, hóa chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp phân tích và đo lường ô nhiễm nước: hóa học, sinh học, vật lý. Biện pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm nước: giám sát nguồn nước, xử lý nước thải.

Khái niệm về loài thực vật

Khái niệm về giảm chất lượng đất, nguyên nhân và hiệu quả của việc giảm chất lượng đất. Giảm chất lượng đất là quá trình mất mát và suy giảm chất lượng đất do erodeo đất, sử dụng không bền vững, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Suy giảm tài nguyên thiên nhiên và hệ quả của nó

Ô nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người

Khái niệm về phục hồi môi trường và các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về sản xuất hợp kim

Giới thiệu về sản xuất bóng đèn

Khái niệm về hàn và vai trò của nó trong công nghiệp. Các phương pháp hàn phổ biến như hàn điện, hàn gas, hàn laser và hàn tay. Mô tả về các loại vật liệu hàn như thép, nhôm, đồng, titan và ứng dụng của chúng. Quá trình thực hiện kỹ thuật hàn bao gồm chuẩn bị vật liệu, thiết bị hàn, quá trình hàn, kiểm tra và sửa chữa hàn.

Gia công kim loại: Phương pháp, công cụ và kỹ thuật đặc biệt. Tìm hiểu về các phương pháp chính gia công kim loại bao gồm gia công cơ khí, nhiệt, hóa học và điện. Ngoài ra, khám phá các công cụ và thiết bị sử dụng trong quá trình gia công kim loại như máy hàn, máy khoan, máy tiện và máy phay. Cuối cùng, tìm hiểu về các kỹ thuật gia công kim loại đặc biệt như gia công theo khuôn mẫu, gia công CNC và gia công laser.

Xem thêm...
×