Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất - KHTN 7 Kết nối tri thức

Phân tử, đơn chất, hợp chất

Lý thuyết: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

I. Đơn chất và hợp chất

1. Đơn chất

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học

Hình 1: Mô hình phân tử một số đơn chất

Ví dụ 1: Mỗi chất trong hình 1 đều do một nguyên tố hóa học tạo nên, do đó khí hydrogen, khí nitrogen và kim loại copper đều là các đơn chất

- Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất

- Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau

Ví dụ 2: Carbon tạo nên các dạng đơn chất như than chì, than gỗ, kim cương,...

- Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm, tạo nên từ nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng.

- Ở điều kiện thường:

   + Trừ thủy ngân ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn

   + Các phi kim tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí

   + Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí

2. Hợp chất

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Ví dụ 3:

- Khí carbon dioxide được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố carbon và oxygen

- Khí hydrogen chloride được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố hydrogen và chlorine

- Khí ammonia được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố nitrogen và hydrogen

- Các loại đường glucose, saccharose được tạo thành từ nguyên tử của ba nguyên tố: carbon, hydrogen, oxygen

- Các hợp chất như nước, carbon dioxide, ammonia,... là hợp chất vô cơ

- Những hợp chất như glucose, saccharose,... là hợp chất hữu cơ

II. Phân tử

1. Khái niệm

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học

- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau

Ví dụ 4:


   + Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau thành phân tử nitrogen

   + Phân tử hợp chất methane gồm 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H

   + Phân tử nước gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử (kí hiệu là M) bằng tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử. Đơn vị của khối lượng phân tử là amu

Ví dụ 5: Cách xác định khối lượng phân tử nước.

Bước 1: Xác định số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

Bước 2: Có khối lượng của từng nguyên tử (H: 1 amu, O: 16 amu), khối lượng phân tử nước là

Mnước = 2x1 + 1x16 = 18 (amu)

Sơ đồ tư duy: 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về Tiêu chuẩn GB

Khái niệm về tiêu chuẩn ISO - quy chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quản lý chất lượng, cung cấp nguyên tắc và quy tắc để kiểm soát, đánh giá và cải tiến quy trình và hoạt động trong một tổ chức.

Giới thiệu về ngành cơ khí

Khái niệm về xử lý thép - Tăng tính chất của thép và vai trò trong ngành công nghiệp. Phương pháp xử lý thép - Nung nóng, nung lạnh, xử lý nhiệt và cán nguội. Quá trình sản xuất thép - Điều chế gang, nung nóng, nung lạnh và xử lý nhiệt. Ứng dụng của thép - Trong sản xuất ô tô, xây dựng và sản xuất tàu thủy.

Khái niệm về lựa chọn sản phẩm

Khái niệm về tổn thất về tài sản

Khái niệm về đe dọa an toàn con người - Định nghĩa và tác nhân gây ra đe dọa. Loại đe dọa an toàn con người như tai nạn giao thông, cháy nổ, tội phạm, tác động của tự nhiên. Biện pháp bảo vệ an toàn con người bao gồm sử dụng thiết bị bảo vệ, tuân thủ quy định an toàn, đào tạo và huấn luyện nhân viên. Trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ an toàn con người, tuân thủ quy định an toàn và phối hợp với các cơ quan chức năng.

Khái niệm về ăn mòn - Định nghĩa và cơ chế ăn mòn. Yếu tố hóa học và vật lý ảnh hưởng đến sự ăn mòn. Yếu tố môi trường và biện pháp phòng chống ăn mòn.

Phòng ngừa sự ăn mòn: khái niệm, phương pháp và quy trình bảo trì. Chủ đề bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của sự ăn mòn, phương pháp phòng ngừa bao gồm sử dụng chất phủ bảo vệ, điều kiện môi trường và quy trình bảo trì. Các loại chất phủ bảo vệ bao gồm sơn, chất phủ kim loại và chất phủ polymer. Quy trình bảo trì bao gồm kiểm tra định kỳ, vệ sinh và bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế, và bảo trì bề mặt.

Khái niệm về ăn mòn và các phương pháp kiểm soát và ứng dụng của nó

Xem thêm...
×