Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức

Giới thiệu về liên kết hóa học: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị

Lý thuyết: Giới thiệu về liên kết hóa học

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm

- Nguyên tử khí hiếm có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (trừ He có 2 electron) và là lớp vỏ bền vững

=> Các nguyên tử khí hiếm không tham gia liên kết ở điều kiện thường

- Các nguyên tử khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác

 

II. Liên kết ion

Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn

- Khi Na kết hợp với Cl để tạo thành NaCl

   + Nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích +1 (Na+) có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne

   + Nguyên tử Cl nhận thêm 1 electron từ nguyên tử Na trở thành ion mang điện tích -1 thành (Cl-) có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar

   + 2 ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành NaCl

- Tính chất của hợp chất ion:

   + Chất rắn ở điều kiện thường

   + Khó bay hơi, khó nóng chảy

   + Khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện

III. Liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

Sự hình thành phân tử hydrogen

- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm

=> Khi 2 nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron => đôi electron dùng chung

Sự hình thành phân tử oxygen

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm

=> Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron => 2 đôi electron dùng chung

2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

Sự hình thành phân tử nước

- Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron

=> 2 cặp electron dùng chung.

=> Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước

 

- Tính chất của hợp chất cộng hóa trị:

   + Có thể là chất khí, chất lỏng hay chất rắn

   + Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp

   + Không dẫn điện khi tan trong nước

Sơ đồ tư duy: 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về tính năng chống thấm

Khái niệm về tính năng bền vững và yếu tố ảnh hưởng đến tính năng bền vững

Giới thiệu về hợp chất silicat, định nghĩa và vai trò của nó trong hóa học. Hợp chất silicat là các hợp chất hóa học chứa silicon và oxi, có cấu trúc tinh thể phức tạp và có vai trò quan trọng trong hóa học. Chúng có thể được tìm thấy rộng rãi trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Cấu trúc, phân loại, tính chất và ứng dụng của hợp chất silicat

Giới thiệu về sản phẩm silicat

Vữa xây: Khái niệm, thành phần và quy trình sử dụng

Khái niệm về độ chống thấm và vai trò trong xây dựng, các loại độ chống thấm, vật liệu sử dụng và phương pháp chống thấm.

Tấm lợp - định nghĩa, vai trò và các loại tấm lợp phổ biến trong xây dựng, bao gồm tấm lợp bitum, tôn lạnh và tấm lợp tôn sóng, cùng các tính chất vật lý, độ bền, khả năng chống cháy và chống thấm nước, hướng dẫn lắp đặt và bảo dưỡng.

Khái niệm về tấm ốp tường

Khái niệm về tấm vách ngăn

Khái niệm về chất liệu gốm sứ, định nghĩa và các ứng dụng của nó. Chất liệu gốm sứ là một loại vật liệu có nhiều đặc tính độc đáo như độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt tốt và không bị oxy hóa. Nó được sản xuất từ sự kết hợp của đất sét và các khoáng chất khác. Chất liệu này được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí và các sản phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, nó còn có ứng dụng trong ngành công nghiệp y tế. Hiểu về chất liệu gốm sứ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về ngành này và nhận thấy những cơ hội và thách thức mà nó mang lại.

Xem thêm...
×