Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Sinh 10 Kết nối tri thức

Thế giới sống được tổ chức một cách đặc biệt tạo nên các sinh vật sống có những đặc điểm mà vật không sống không có được. Vậy thê giới sống được tổ chức như thế nào?

I. Các cấp độ tổ chức sống

1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng …

2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản

  • Cấp độ tổ chức sống cơ bản là cấp độ tổ chức mà ở đó biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của sự sống.
  • Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm:

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.

Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.

Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở cùng một thời điểm.

Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.

Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Ví dụ:

  • Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.
  • Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, cùng với sự chuyển hóa của vật chất.

II. Đặc điểm chung của thế giới sống

1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc

  • Tổ chức theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu thành nên cấp cao hơn.
  • Vật không sống cũng có thể được tổ chức theo các cấp độ, nhưng chững không thể thực hiện các chức năng sống cơ bản như sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa…

2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh

  • Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. 

  • Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.

Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.

  • Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.

Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

  • Tiến hóa xảy ra nhờ phát sinh đột biến trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.
  • Điều kiện môi trường sống khác nhau làm nhiệm vụ lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.
Sơ đồ tư duy các cấp độ tổ chức của thế giới sống:

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm kiểm soát chất lượng: định nghĩa, vai trò và phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, bao gồm kiểm tra mẫu, kiểm tra quy trình và kiểm tra cuối cùng. Mô tả về tiêu chuẩn chất lượng, quy định và yêu cầu của nó. Giới thiệu các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng, bao gồm biểu đồ kiểm soát, phân tích đồ thị và phương pháp đo lường.

Khái niệm về đảm bảo nguồn gốc sản phẩm

Khái niệm về đạo đức - ý nghĩa và tầm quan trọng trong đời sống và xã hội. Các nguyên tắc đạo đức bao gồm trung thực, tôn trọng, trách nhiệm, công bằng và lòng nhân ái. Đạo đức trong hành vi cá nhân bao gồm đối xử với người khác, quản lý thời gian và tài nguyên, và phát triển đức tin và tự trọng. Đạo đức trong xã hội bao gồm đối xử công bằng, đóng góp vào cộng đồng và tôn trọng đa dạng văn hóa.

Khái niệm về rượu etylic giả, định nghĩa và nguồn gốc, cấu trúc, tính chất, nguy cơ và hậu quả, phòng tránh và kiểm soát.

Khái niệm về lỗi kỹ thuật - Phân loại, nguyên nhân và phương pháp khắc phục lỗi kỹ thuật trong sản xuất và quy trình làm việc.

Khái niệm về phân phối và vai trò của nó trong kinh tế, thống kê và các lĩnh vực khác. Phân phối là việc phân chia, phân bổ hoặc phân tán các tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc các yếu tố khác trong một hệ thống.

Khái niệm về rượu etylic, định nghĩa và thành phần của nó. Quy định về rượu etylic liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng rượu. Tác động của rượu etylic đến sức khỏe và biện pháp kiểm soát và xử lý vi phạm về rượu etylic.

Khái niệm về vi phạm quy định

Khái niệm và hình thức phạt tiền trong hệ thống pháp luật, cách áp dụng và đánh giá hiệu quả và hạn chế của phương pháp này.

Tước giấy phép kinh doanh: Định nghĩa, quy định và lý do tước phép. Quy trình thu thập thông tin, đánh giá và quyết định tước giấy phép kinh doanh. Hậu quả và hình phạt liên quan đến việc tước giấy phép kinh doanh."

Xem thêm...
×