Lý thuyết Hàm số bậc hai Toán 10
Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai.
Sự biến thiên của hàm số bậc hai. Tính chẵn lẻ của hàm sốHàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai.
Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức y=ax2+bx+c, trong đó x là biến số, a,b,c là hằng số và a≠0.
1. Lý thuyết
+ Định nghĩa:
Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức y=ax2+bx+c, trong đó x là biến số, a,b,c là hằng số và a≠0.
Tập xác định của hàm số bậc hai là R
+ Đồ thị hàm số bậc hai
Đồ thị hàm số y=ax2+bx+c(a≠0) là một parabol, có đỉnh là điểm I(−b2a;−b2−4ac4a), có trục đối xứng là đường thẳng x=−b2a.
Parabol này quay bề lõm lên trên nếu a>0, xuống dưới nếu a<0.
+ Các bước vẽ đồ thị hàm số y=ax2+bx+c
Bước 1: Xác định a,b,c từ đó suy ra tọa độ đỉnh I(−b2a;−b2−4ac4a)
Bước 2: Xác định trục đối xứng x=−b2a
Bước 3: Xác định giao điểm của parabol với trục tung, trục hoành (nếu có) và vài điểm đặc biệt (đối xứng nhau qua trục đối xứng) trên parabol
Bước 4: Vẽ parabol.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Vẽ đồ thị hàm số y=x2+2x+2
Hàm số y=x2+2x+2 có a=1,b=2,c=2
⇒−b2a=−22.1=−1;y(−1)=(−1)2+2.(−1)+2=1
+ Tọa độ đỉnh I(−1;1)
+ Trục đối xứng x=−1
+ Giao điểm với trục tung là A(0;2), không cắt trục hoành (vì y=x2+2x+2=(x+1)2+1>0∀x∈R)
+ Lấy điểm B(-2;2) đối xứng với A(0;2) qua trục đối xứng. Điểm C(1;5), D(-3;5) thuộc đồ thị.
Ví dụ 2. Vẽ đồ thị hàm số y=−x2+2x
Hàm số y=−x2+2x có a=−1,b=2,c=0
⇒−b2a=−22.(−1)=1;y(1)=−12+2.1=1
+ Tọa độ đỉnh I(1;1)
+ Trục đối xứng x=1
+ Giao điểm với trục tung là O(0;0), điểm giao với trục hoành là A(2;0)
+ Lấy điểm B(-1;-3) thuộc đồ thị. Điểm C(3;-3) đối xứng với B(-1;-3) qua trục đối xứng
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365