Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Nhím Vàng
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh năm 2020

Đề bài

Chủ đề: LẮNG NGHE

(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bện Covid – 19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoán, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ra nhận ra con đường đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh chúng ta thấu hiếu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.

(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn nào trên toàn cầu?  (0,5 điểm)

b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)

c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)

d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nào nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.

Câu 3: (4,0 điểm) Thông qua tác phẩm, tác giả đã cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:

Thông điệp về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người qua đoạn thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng,

Nguyễn Duy)

 

Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:

Lận đận đời bà biết mất nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dạy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn

ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

(Bếp lửa,

Bằng Việt)

Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Mùa xuân nho nhỏ,

Thanh Hải)

       

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1

Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.

Đề 2

Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống”.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Rượu mạnh: Khái niệm, tác động, thành phần, quy trình sản xuất và tác động lên sức khỏe | Tối đa 150 ký tự

Khái niệm về nồng độ cồn - định nghĩa và cách tính toán nồng độ cồn trong dung dịch. Phương pháp đo nồng độ cồn bao gồm phương pháp cân, đo quang phổ và điện hóa. Tác động của nồng độ cồn đến sức khỏe và quy định về nồng độ cồn trong giao thông.

Khái niệm về ngũ cốc và vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Các loại ngũ cốc phổ biến và giá trị dinh dưỡng của chúng. Công dụng và lợi ích của ngũ cốc trong việc duy trì sức khỏe, giảm cân, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Định nghĩa động kinh - khái niệm, triệu chứng và điều trị. Nguyên nhân gây ra động kinh - di truyền, sự cố trong não và tổn thương. Loại hình động kinh - cơ địa, cục bộ, cơn lớn, cơn nhỏ và nghiêm trọng. Chẩn đoán và điều trị động kinh - phương pháp xét nghiệm và điều trị hiện đại.

Khái niệm về Thần kinh - Hệ thần kinh và vai trò cơ thể - Cấu trúc của Thần kinh - Chức năng của Thần kinh - Bệnh lý và rối loạn Thần kinh.

Khái niệm về trách nhiệm và vai trò của nó trong cuộc sống và xã hội. Trách nhiệm là khả năng và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức phải chịu trách nhiệm và đối mặt với hậu quả của hành động hay quyết định của mình.

Giới thiệu về rượu rum - Khái quát, quá trình sản xuất và các loại phổ biến

Khái niệm về màu nâu đỏ: định nghĩa và mô tả về sắc thái màu này. Màu nâu đỏ mang đến cảm giác ấm áp, mạnh mẽ và độc lập. Tạo thành từ sự kết hợp của màu nâu và màu đỏ. Màu nâu đỏ có nhiều variante và có thể thể hiện sự sang trọng và tinh tế. Mô tả quá trình tạo thành màu nâu đỏ, bao gồm sự kết hợp của các màu cơ bản và yếu tố ảnh hưởng. Tổng quan về các tính chất và cách biểu hiện màu nâu đỏ trong các vật liệu và nghệ thuật. Mô tả các ứng dụng phổ biến của màu nâu đỏ trong thiết kế, trang trí và ngành công nghiệp.

Đậm đà trong ẩm thực: Khám phá ý nghĩa và cách tạo ra hương vị đậm đà trong món ăn.

Khái niệm về ngọt ngào và cơ chế cảm nhận của con người

Xem thêm...
×