Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 - Tuần 30
Giải Đọc hiểu trang 48 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2
Giải Viết trang 50 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2 Giải Nói và nghe trang 52 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2 Giải Khởi động trang 48 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2Giải Đọc hiểu trang 48 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2
Đọc bài Ma-ri Quy-ri. Ma-ri cùng với chồng là Pi-e đã có đóng góp gì lớn cho khoa học. Để khám phá ra bí mật nguyên tử, Ma-ri và Pi-e đã làm việc cùng nhau với một tinh thần như thế nào. Ngay từ nhỏ, Ma-ri đã tỏ ra là một người thế nào. Việc Ma-ri rời Ba Lan và sang Pháp để học nói lên điều gì. Bị ốm nặng do tiếp xúc trong thời gian dài với các chất phóng xạ, thái độ của Ma-ri Quy-ri thế nào.
Bài đọc
Đọc bài Ma-ri Quy-ri và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
MA-RI QUY-RI
Ma-ri Quy-ri là một trong những nhà khoa học hoàn hảo nhất trong lịch sử. Cùng với chồng là Pi-e, bà phát hiện ra ra-đi-um – một nguyên tố được sử dụng rộng rãi để điều trị ung thư. Bà đã nghiên cứu u-ra-ni-um và các chất phóng xạ khác. Sự hợp tác chặt chẽ của Pi-e và Ma-ri đã giúp khám phá ra những bí mật của nguyên tử.
Khi còn nhỏ, bà đã thể hiện sự thông minh và say mê khoa học. Sự say mê học tập đã thúc đẩy bà tiếp tục việc học của mình sau khi tốt nghiệp trung học. Biết các trường đại học tại Oa-so (Ba Lan) không nhận phụ nữ, bà đã tỏ thái độ bất bình. Quyết tâm nhận được một nền giáo dục cao hơn, bà đã rời Ba Lan và vào năm 1891, đến học tại Sóc-bon, một trường đại học Pháp, nơi bà đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ vật lí.
Ma-ri may mắn được nghiên cứu tại Sóc-bon cùng với một số nhà khoa học vĩ đại, một trong số đó là Pi-e Quy-ri. Ma-ri và Pi-e đã kết hôn vào năm 1895 và trải qua nhiều năm làm việc với nhau tại phòng thí nghiệm vật lí. Một thời gian ngắn sau khi họ phát hiện ra ra-đi-um, năm 1906, Pi-e đã qua đời vì bị một chiếc xe ngựa kéo đè lên khi đi bộ trên phố. Ma-ri choáng váng bởi sự ra đi đột ngột của chồng và chịu đựng nỗi đau khổ trong lòng. Bà cảm thấy nỗi cô độc bớt dần khi được yêu cầu kế nghiệp chồng mình trong cương vị một giáo sư vật lí tại trường Sóc-bon. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành một giáo sư tại trường đại học nổi tiếng thế giới. Năm 1911, bà được nhận giải thưởng Nô-ben về hoá học khi khám phá ra ra-đi-um. Mặc dù Ma-ri Quy-ri mất do tiếp xúc trong một thời gian dài với các chất phóng xạ để tìm ra được ra-đi-um, bà không bao giờ thất vọng về công việc của mình. Bất kể hậu quả, bà đã cống hiến hết mình cho khoa học và khám phá ra những bí ẩn của thế giới vật lí.
(Theo Truyện kể về các nhà khoa học)
Câu 1
Ma-ri cùng với chồng là Pi-e đã có đóng góp gì lớn cho khoa học? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)
A. Khám phá ra những bí ẩn của vũ trụ
B. Khám phá ra nhiều nguyên tố hoá học
C. Nghiên cứu u-ra-ni-um và các chất phóng xạ khác
D. Phát hiện ra nguyên tố ra-đi-um để điều trị ung thư
Câu 2
Để khám phá ra bí mật nguyên tử, Ma-ri và Pi-e đã làm việc cùng nhau với một tinh thần như thế nào?
A. Hợp tác chặt chẽ
C. Lịch sự
B. Cạnh tranh lành mạnh
D. Siêng năng
Câu 3
Ngay từ nhỏ, Ma-ri đã tỏ ra là một người thế nào?
A. Thông minh và mạnh mẽ
B. Thông minh và say mê học tập
C. Thông minh và hài hước
D. Thông minh kì lạ
Câu 4
Khi biết không thể học đại học ở Oa-so (Ba Lan), bà đã tỏ thái độ gì?
A. Hi vọng
B. Bất bình
C. Chán nản
D. Lo lắng
Câu 5
Việc Ma-ri rời Ba Lan và sang Pháp để học nói lên điều gì?
A. Thái độ thách thức chính quyền của Ma-ri.
B. Sự quyết tâm học tập của Ma-ri.
C. Sự bướng bỉnh của Ma-ri.
D. Sự thất vọng của Ma-ri đối với nền giáo dục của Ba Lan.
Câu 6
Điều bất hạnh khủng khiếp đến với Ma-ri năm 1906 là gì?
A. Chồng bà là Pi-e Quy-ri qua đời.
B. Công trình nghiên cứu của hai vợ chồng bà không thành công.
C. Ma-ri mắc căn bệnh hiểm nghèo do tiếp xúc với các chất phóng xạ.
D. Ma-ri phải sống và tiếp tục nghiên cứu khoa học trong đau khổ, cô độc.
Câu 7
Bị ốm nặng do tiếp xúc trong thời gian dài với các chất phóng xạ, thái độ của Ma-ri Quy-ri thế nào?
A. Không hề băn khoăn
B. Không hề lo lắng
C. Không bao giờ thất vọng
D. Không hề ân hận, buồn khổ
Câu 8
Ma-ri Quy-ri được đánh giá cao như thế nào?
A. Là một phụ nữ cống hiến cả cuộc đời cho khoa học.
B. Là một phụ nữ có bằng thạc sĩ và tiến sĩ vật lí.
C. Là nữ giáo sư đầu tiên tại trường đại học nổi tiếng thế giới.
D. Là một trong những nhà khoa học hoàn hảo nhất trong lịch sử.
Câu 9
Ghi lại tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu dưới đây:
a) “Bà đã rời Ba Lan và vào năm 1891, đến học tại Sóc-bon, một trường đại học Pháp, nơi bà đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ vật lí.”
b) “Năm 1911, bà nhận được giải thưởng Nô-ben về hoá học khi khám phá ra ra-đi-um”
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365