Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Đuối Vàng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3

Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

 

Câu 1. Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện nào sau đây?

A. Thánh Gióng

B. Sự tích Hồ Gươm

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Thạch Sanh

Câu 2. Văn bản truyện em vừa tìm được thuộc thể loại nào?

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện ngắn

D. Nghị luận

Câu 3. Câu chuyện ấy xảy ra vào thời gian nào?

A. Thời cổ đại

B. Đời Hùng Vương thứ sáu

C. Thời nhà Lê

D. Đời Hùng Vương thứ mười tám

Câu 4. Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện?

A. Nhân vật được sinh ra kì lạ

B. Nhân vật được cha mẹ, dân làng nuôi lớn

C. Nhân vật ra trận đánh giặc

D. Nhân vật đánh xong giặc, bay về trời

Câu 5. Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là gì?

A. roi sắt

B. gươm thần

C. cây tre

D. ngọn giáo

Câu 6. Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc nào?

A. Giặc Ân

B. Giặc Minh

C. Giặc Nguyên Mông

D. Giặc Pháp

Câu 7. Em hãy cho biết giá trị nội dung của truyện dân gian đã xác định được trong câu 1.

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả cảnh sân trường. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.


Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện nào sau đây?

A. Thánh Gióng

B. Sự tích Hồ Gươm

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Thạch Sanh

Phương pháp giải:

Quan sát tranh và liên tưởng đến câu chuyện tương ứng

Lời giải chi tiết:

Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện Thánh Gióng

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Văn bản truyện em vừa tìm được thuộc thể loại nào?

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện ngắn

D. Nghị luận

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Văn bản truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.25 điểm):

Câu chuyện ấy xảy ra vào thời gian nào?

A. Thời cổ đại

B. Đời Hùng Vương thứ sáu

C. Thời nhà Lê

D. Đời Hùng Vương thứ mười tám

Phương pháp giải:

Nhớ lại bối cảnh ra đời câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện ấy xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện?

A. Nhân vật được sinh ra kì lạ

B. Nhân vật được cha mẹ, dân làng nuôi lớn

C. Nhân vật ra trận đánh giặc

D. Nhân vật đánh xong giặc, bay về trời

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nhân vật ra trận đánh giặc

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là gì?

A. roi sắt

B. gươm thần

C. cây tre

D. ngọn giáo

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh

Lời giải chi tiết:

Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là cây tre

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.25 điểm):

Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc nào?

A. Giặc Ân

B. Giặc Minh

C. Giặc Nguyên Mông

D. Giặc Pháp

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc Ân

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm):

Em hãy cho biết giá trị nội dung của truyện dân gian đã xác định được trong câu 1.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và liên hệ với câu truyện dân gian tương ứng

Lời giải chi tiết:

- Truyện cần xác định: Thánh Gióng

- Giá trị nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Câu 8 (1.0 điểm):

Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả cảnh sân trường. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.

Phương pháp giải:

Hình dung khung cảnh sân trường và miêu tả lại. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng và sử dụng 1 biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Sân trường là nơi em thích ngắm nhìn và vui chơi mỗi khi đến trường đi học! Nhìn bao quát, sân trường lúc ra chơi giống như một công viên thu nhỏ với rất nhiều những trò chơi của học sinh trên sân. Hình như thiên nhiên cũng bừng tỉnh để hòa mình vào thế giới nhộn nhịp, tươi vui ấy. Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Trong những tán bàng xanh mướt ríu rít những tiếng chim ca hát như khúc dạo đầu cho một buổi hòa ca lớn của chim muông. Sân trường rộn rã những tiếng cười nói của học sinh nô đùa với bao nhiêu trò chơi thú vị. Sân trường em thật tươi đẹp biết bao!

Biện pháp tu từ cần chỉ ra:

- So sánh: sân trường lúc ra chơi giống như một công viên thu nhỏ; những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến; tiếng chim ca hát như khúc dạo đầu cho một buổi hòa ca lớn;…

- Nhân hóa: thiên nhiên cũng bừng tỉnh; Mặt trời ban phát; cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc; tiếng chim ca hát…

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt 

Câu 2 (5 điểm):

Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Phương pháp giải:

- Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Thân bài:

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

 Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường cấp hai của em tổ chức một chuyến du lịch thay cho phần thưởng sách vở. Và em đã rất may mắn và hạnh phúc khi mình đã có thành tích học tập tốt và có mặt trong chuyến đi này.

Đây là chuyến du lịch đến thăm Lăng Bác, vì vậy em rất háo hức và kì vọng. Chuyến du lịch của trường em chính thức bắt đầu, để đảm bảo đúng lộ trình thì năm giờ sáng chúng em đã phải có mặt ở trường, vì lúc ấy trời còn khá tối nên bố đã đưa em đến trường, tận khi lên xe thì bố em mới yên tâm ra về. Chuyến đi này làm em thao thức suốt đêm, mong sao cho trời mau sáng để em có thể đến trường.

Đây là lần đầu tiên em được đi thăm Lăng Bác Hồ. Chuyến xe dừng tại Lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai.

Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.

Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.

Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.

Nơi chúng em đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng, một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội đã diễn ra. Khi ấy, ánh nhìn của mọi người đều tập trung vào đoàn diễu hành ấy.

Sau lễ duyệt binh, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng em cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả.

Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng em cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Chúng em đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi.

Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự kính yêu vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Nguồn: sưu tầm)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về quá trình trùng hợp

Khái niệm về khối polymer và vai trò của nó trong hóa học. Cấu trúc và tính chất của khối polymer. Loại khối polymer tự nhiên và tổng hợp. Quá trình sản xuất và ứng dụng của khối polymer trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về điều kiện ảnh hưởng và các yếu tố tác động: thời tiết, môi trường, sức khỏe, tâm trạng và cảm xúc. Ứng phó bằng kỹ năng lắng nghe, chấp nhận, tìm giải pháp, hỗ trợ bản thân và đánh giá lại cách ứng phó. Tác động đến cuộc sống, sự nghiệp, sức khỏe và quan hệ với người khác. Cách ứng phó bao gồm thay đổi cách suy nghĩ, tập trung vào điều kiện khả thi và tạo ra kế hoạch hành động.

Khái niệm về nồng độ chất xúc tác

Khái niệm về thời gian phản ứng và vai trò của nó trong quá trình phản ứng hóa học. Thời gian phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ và cơ chế phản ứng và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, và chất xúc tác. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phản ứng bao gồm nhiệt độ, nồng độ chất xúc tác, tỷ lệ hỗn hợp phản ứng và diện tích bề mặt tác nhân. Công thức tính thời gian phản ứng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đã được giới thiệu. Ứng dụng của thời gian phản ứng trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm hóa học.

Khái niệm về tốc độ trùng hợp và vai trò của nó trong quá trình phản ứng hóa học. Tốc độ trùng hợp là tốc độ mà các phân tử tạo thành sản phẩm phản ứng được hình thành hoặc phá vỡ liên kết. Vai trò của tốc độ trùng hợp trong quá trình phản ứng hóa học là quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất, thời gian và sự ổn định của sản phẩm.

Khái niệm vật liệu dẻo và các tính chất của nó, cùng với các loại vật liệu dẻo phổ biến như nhựa, cao su, silicone và polymer khác, và các công nghệ sản xuất như khuôn mẫu, ép phun, ép đùn và ép trượt. Vật liệu dẻo được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và công nghiệp, bao gồm đóng gói, sản xuất ô tô, sản xuất đồ gia dụng và trong y tế.

Khái niệm về thủy phân, định nghĩa và cơ chế hoạt động của quá trình thủy phân. Các loại thủy phân và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Cơ chế thủy phân muối và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân muối.

Khái niệm về môi trường nước - Định nghĩa và phân loại môi trường nước. Tính chất của nước - Mô tả màu sắc, mùi vị, độ pH, độ cứng và độ dẫn điện. Các nguồn ô nhiễm nước - Liệt kê nước thải, phân bón, hóa chất, chất thải công nghiệp và khai thác mỏ. Các tác động của ô nhiễm nước - Mô tả tác động đến sức khỏe con người và động vật, cũng như đến môi trường nước và đời sống của cộng đồng. Các biện pháp bảo vệ môi trường nước - Liệt kê xử lý nước thải, giảm thiểu sử dụng hóa chất, quản lý chất thải và tăng cường giáo dục về môi trường.

Khái niệm về Ancol Etylenglycol - Định nghĩa và vai trò trong hóa học. Ancol Etylenglycol là một hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và cuộc sống.

Xem thêm...
×