Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Ta đi tới (trích, Tố Hữu)

Ta đi tới (trích, Tố Hữu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Cuộn nhanh đến câu

Tác giả

1. Tiểu sử

- Tố Hữu (1920 - 2002)

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

2. Đường cách mạng, đường thơ

    Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ rệt qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.

+ Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.

+ Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân, toàn dân ta. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn mà bao trùm là tình yêu nước, khắc họa hình tượng quần chúng kháng chiến với một nghệ thuật giàu tính dân tộc và cảm hứng sử thi – trữ tình.

+ Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn đậm nét. Tập thơ tiếp tục bám sát cuộc đời nhà thơ và chặng đường lịch sử của dân tộc với việc ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bày tỏ nỗi nhớ thương quê hương miền Nam, căm giận bè lũ bán nước và cướp nước, ngợi ca những con người kiên trung, hướng về ngày thống nhất.

+ Tập thơ Ra trận (1962 - 1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Tập thơ Máu và hoa (1972 - 1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm tự hào khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Thơ Tố Hữu thời chống Mỹ đậm tính chính luận và cảm hứng sử thi.

+ Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.

3. Phong cách thơ Tố Hữu

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

+ Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

- Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.

Sơ đồ tư duy về tác giả Tố Hữu:


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

b. Thể loại: thơ tự do

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

b. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ biểu cảm, gần gũi, thân thuộc

- Thể thơ tự do linh hoạt

Sơ đồ tư duy bài thơ Ta đi tới:


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về hệ thống hô hấp và các cơ quan tham gia chính trong cơ thể: phổi, mũi, họng, thanh quản và phế quản. Chức năng của hệ thống hô hấp là cung cấp oxy và loại bỏ khí CO2, điều tiết pH máu và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Cần hiểu rõ về từng cơ quan trong hệ thống để có kiến thức cơ bản về sức khỏe và chức năng của mỗi cơ quan. Việc giữ gìn sức khỏe hệ thống hô hấp bao gồm tập thể dục, hít thở sâu, tránh khói thuốc và môi trường ô nhiễm. Các vấn đề thường gặp liên quan đến hệ thống hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, khó thở và cách điều trị cũng cần được quan tâm.

Giới thiệu về tiêu hóa ở dạ dày và các bệnh liên quan đến nó

Khái niệm về ruột non - Vị trí và chức năng của nó trong tiêu hóa

Đông máu, nguyên tắc truyền máu, phân loại máu, tình huống cấp cứu truyền máu và tác dụng phụ của truyền máu - Giải thích và cách xử lý

Giới thiệu về sơ cứu cầm máu và các kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp.

Khái niệm về điện trở và các loại điện trở sử dụng trong các thiết bị điện tử và mạch điện được giới thiệu. Nội dung bao gồm định nghĩa và đơn vị của điện trở, các đặc tính của điện trở như sự phụ thuộc vào độ dài, diện tích cắt ngang và chất liệu, các loại điện trở như điện trở dây, điện trở than chì và điện trở bán dẫn. Hướng dẫn cách tính toán điện trở trong mạch đơn giản và ứng dụng của điện trở trong đời sống như điều khiển nhiệt độ và bảo vệ mạch điện.

Định luật ôm trong vật lý: Khái niệm và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp

Đoạn mạch nối tiếp - Phương pháp kết nối thiết bị điện tử

Đoạn mạch song song - Cách hoạt động, ứng dụng và lợi ích trong các hệ thống điện tử

Công suất điện và các khái niệm liên quan đến công suất điện Nội dung đoạn văn: Giới thiệu về các khái niệm liên quan đến công suất điện như công suất định mức, công suất thực tế và công suất tiêu thụ. Thảo luận về mối liên hệ giữa công suất điện và các đại lượng khác như điện áp, dòng điện và hệ số công suất. Trình bày các công thức cơ bản để tính toán công suất điện và các ví dụ về ứng dụng của công suất điện trong thực tế. Việc hiểu rõ các khái niệm liên quan đến công suất điện và cách tính toán sẽ giúp người dùng sử dụng điện hiệu quả hơn và giảm thiểu chi phí điện.

Xem thêm...
×