Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài ca ngất ngưởng

Bài ca ngất ngưởng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

Cuộn nhanh đến câu

Tác giả

Tác giả Nguyễn Công Trứ

1. Tiểu sử

- Nguyễn Công Trứ (1778-1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp:

+ Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc

+ Nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt có lần còn bị giáng xuống làm lính thú,…

2. Sự nghiệp văn học

- Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm.

- Ngoài ra còn có sáng tác bằng chữ Hán: khoảng 50 bài thơ và 60 ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú.

Sơ đồ tư duy Tác giả Nguyễn Công Trứ

Tác phẩm

Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản.

b. Thể loại

- Hát nói: là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chấ tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.


- Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

c. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

- Phần 2 (10 câu thơ tiếp): quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

- Phần 3 (còn lại): quãng đời khi cáo quan về hưu

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cảm hứng chủ đạo

- Tập trung vào từ “ngất ngưởng”

+ Tên nhan đề

+ Lặp lại bốn lần trong bài thơ

→ Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả

→ Nghĩa bóng: cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.

b. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan (sáu câu thơ đầu)

- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).

- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.

- “Ông Hi Văn…vào lồng”:

+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng” → diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ →cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời

+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)

→ Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ Doãn Thừa Thiên

→ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.

→ Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng,  khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

c. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu ( mười câu thơ tiếp theo)

- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

→  Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.

→ Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

- Quan niệm sống:

+ “Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên.

+ “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục → sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

→ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả

d. Quãng đời khi cáo quan về hưu ( ba câu cuối )

 + “Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật,...

 + Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình là con người trung thần, làm tròn đạo vua tôi, điều này góp phần khẳng định thêm quan niệm về chí làm trai của tác giả ở đầu bài thơ.

+ Tự hào khẳng định tài năng và công lao của mình một cách đĩnh đạc hào hùng.

+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

→ Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài. Vậy cái ngất ngưởng của ông không phải tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, là bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

e. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.

f. Giá trị nghệ thuật

- Vận dụng thành công thể hát nói

- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, khoa trương, ý vị trào phúng

- Sử dụng điển tích, điển cố

Sơ đồ tư duy Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về phụ gia: định nghĩa và vai trò trong sản xuất công nghiệp. Các loại và chức năng của phụ gia. Tác hại khi sử dụng phụ gia không đúng cách.

Khái niệm về tính chất sản phẩm

Khái niệm về hỗn hợp silicat

Khái niệm về Bao bì, định nghĩa và vai trò của nó trong đời sống và kinh doanh. Bao bì là vật liệu hoặc cấu trúc được sử dụng để bảo vệ và vận chuyển sản phẩm. Nó có thể làm từ nhiều loại vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và gỗ. Vai trò của bao bì rất quan trọng trong đời sống và kinh doanh. Đầu tiên, nó bảo vệ sản phẩm khỏi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và va đập. Bao bì cũng có vai trò quảng cáo và truyền thông. Nó có thể được thiết kế với hình ảnh, logo và thông tin sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo dấu ấn cho thương hiệu. Ngoài ra, bao bì còn đóng vai trò bảo vệ môi trường. Bao bì tái chế và thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu lượng rác thải và tác động tiêu cực đến môi trường. Sự chọn lựa thông minh về bao bì có thể giúp giảm thiểu lượng chất thải và tiêu thụ tài nguyên tự nhiên. Tóm lại, bao bì không chỉ bảo vệ và vận chuyển sản phẩm, mà còn truyền tải thông tin và tạo dấu ấn cho thương hiệu. Đồng thời, sự chọn lựa thông minh về bao bì cũng giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh.

Khái niệm về mất mát: Định nghĩa và các dạng mất mát phổ biến. Nguyên nhân và hiệu ứng của mất mát. Các biện pháp giảm thiểu mất mát.

Khái niệm và cách tiết kiệm không gian lưu trữ, công cụ hỗ trợ và lợi ích

Khái niệm về vữa xây dựng, thành phần và công dụng của nó trong xây dựng. Vữa xây dựng là chất liệu kết nối các vật liệu xây dựng lại với nhau, trám và vá khe hở, tạo bề mặt hoàn thiện và cốt lõi cho công trình. Vữa xây dựng gồm cát, xi măng, nước và phụ gia, tăng độ bền, độ cứng, chống thấm, cách âm và cách nhiệt. Công dụng bao gồm trám và vá khe hở, tạo bề mặt hoàn thiện và cốt lõi cho công trình. Các loại vữa xây dựng phổ biến là vữa xi măng, vữa trát và vữa bột. Cách sử dụng và bảo quản vữa xây dựng đúng cách để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình.

Bảo trì và sửa chữa gạch ốp lát: Vết nứt, bong tróc, mốc, ố vàng và cách khắc phục. Công cụ, vật liệu, bước thực hiện, lưu ý và tips hữu ích. Học trở thành chuyên gia bảo trì và sửa chữa gạch ốp lát chuyên nghiệp và tiết kiệm.

Khái niệm về thạch cao và ứng dụng của nó trong xây dựng, nội thất, y tế và công nghiệp

Khái niệm về sơn và màng chống thấm: định nghĩa, vai trò và cấu tạo của chúng trong việc bảo vệ và trang trí các bề mặt, bao gồm các loại phổ biến và hướng dẫn sử dụng, pha trộn, thi công, bảo trì và bảo dưỡng.

Xem thêm...
×