Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 5. Nghị luận xã hội


Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày lí do dời đô và ý nghĩa của việc dời đô trong bài " Chiếu dời đô " của Lí Công Uẩn

Nêu cảm nhận của em về vai trò lãnh đạo của Lý Công Uẩn với vận mệnh đất nước qua bài Chiếu dời đô Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề: “Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt” Nêu cảm nhận về văn bản Chiếu dời đô Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuân đối với vận mệnh đất nước. Nêu suy nghĩ của em về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ Giá trị nhân văn trong văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn? Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nước Đại Việt ta Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? So với bài thơ Nam quốc sơn hà, hãy chỉ ra đâu là những yếu tố kế thừa, đâu là những yếu tố phát triển? Cho câu chủ đề sau: “Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn”. Dựa vào văn bản Nước Đại Việt ta, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp để chứng minh ý kiến trên Trình bày cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt trong văn bản nước đại việt ta . Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với quốc gia, dân tộc. Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) với câu chủ đề trên Từ trích đọan Nước Đại Việt ta, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước? Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Dựa vào văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày lí do dời đô và ý nghĩa của việc dời đô trong bài " Chiếu dời đô " của Lí Công Uẩn

Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa

Cuộn nhanh đến câu

Bài mẫu 1

Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa . Ông không ngần ngại phê phán những triều đại cũ, tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài. . Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lý, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn. Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước. Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa, là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.


Bài mẫu 2

Khi đọc Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, mỗi người đều hiểu được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của. Mở đầu, Lý Công Uẩn đã dẫn ra sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình. Ngoài ra, việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Việc dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. Không chỉ vậy, thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Tóm lại, việc dời đô của Lý Công Uẩn là hợp với ý trời, lòng dân lúc bấy giờ.


Bài mẫu 3

Việc dời đô của nhà vua Lý Công Uẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), vua Lý Thái Tổ đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Trước hết, điều này đã hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Việc dời đô trong hoàn cảnh bấy giờ cũng là điều tất yếu, hợp tình khi đất nước Đại Việt đã được độc lập, cần chú trọng phát triển kinh tế. Thành Đại La là nơi trung tâm, có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của tất nước. Việc dời đô cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của một người đứng đầu đất nước.


Bài mẫu 4

Qua văn bản Chiếu dời đô, ta thấy được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn. Ông đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình. Không chỉ vậy, dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. Thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Như vậy có thể khẳng định rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ.


Bài mẫu 5

Việc dời đô của Lý Công Uẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với những tác dụng nhất định. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), vua Lý Thái Tổ đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Điều này thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, việc dời đô là điều tất yếu, hợp tình. Bởi lúc này, đất nước Đại Việt đã được độc lập, cần chú trọng phát triển kinh tế. Hơn nữa, thành Đại La là nơi trung tâm, có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của tất nước. Qua đó, chúng ta thấy được khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Ngoài ra, việc dời đô cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×