Bài 36. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông Toán 8 kết nối tri thức
Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 98, 99, 100 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 100, 101, 102 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.23 trang 102 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.24 trang 103 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.25 trang 103 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.26 trang 103 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.27 trang 103 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Giải bài 9.28 trang 103 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thứcLý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
Có các trường hợp đồng dạng nào của hai tam giác vuông?
1. Trường hợp góc – góc:
Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đồng dạng với nhau.
ΔABC,ΔA′B′C′:{ˆA=^A′=900ˆB=^B′⇒ΔABC∽ΔA′B′C′
2. Trường hợp hai cạnh góc vuông:
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
ΔABC,ΔA′B′C′:{ˆA=^A′=90oABA′B′=ACA′C′⇒ΔABC∽ΔA′B′C′
3. Trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông:
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
ΔABC,ΔA′B′C′:{ˆA=^A′=90oABA′B′=BCB′C′⇒ΔABC∽ΔA′B′C′
Nhận xét: Nếu ΔA′B′C′∽ΔABC theo tỉ số k và AH, A’H’ lần lượt là các đường cao của ΔABC và ΔA′B′C′ thì ΔA′B′H′∽ΔABH (do ˆB=^B′) theo tỉ số k và A′H′AH=k.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365