Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Đuối Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 04

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Cuộn nhanh đến câu

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. 

D. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Một con lắc đơn có dây treo dài l =100 cm. Vật nặng có khối lượng m =1 kg, dao động với biên độ góc  a0 = 0,1 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g =10 m/s2 . Cơ năng toàn phần của con lắc là 

A. 0,05 J

B. 0,1 J

C. 0,07 J

D. 0,5 J

Câu 3: Chọn phương án sai? Khi một chất điểm dao động điều hòa thì

A. tốc độ tỉ lệ thuận với li độ. 

B. biên độ dao động là đại lượng không đổi.

C. động năng là đại lượng biến đổi tuần hoàn theo thời gian. 

D. độ lớn của lực kéo về tỉ lệ thuận với độ lớn của li độ. 

Câu 4: Dao động tắt dần

A. luôn có hại

B. có biên độ giảm dần theo thời gian

C. luôn có lợi

D. có li độ giảm dần theo thời gian

Câu 5: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1 và A2 . Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

A. A21+A22

B. │A1 – A2│.

C. |A21A22|

D. A+ A2.

Câu 6: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua 

A. vị trí mà lò xo có độ dài ngắn nhất.

B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng. 

C. vị trí cân bằng.

D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không

Câu 7: Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m dao động với tần số  f. Nếu tăng khối lượng của vật thành 2m thì tần số dao động của vật là

A. f 

B. f2

C.  2f

D. 2f

Câu 8: Ở một nơi có gia tốc rơi tự do là g, một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa. Tần số dao động là

A.12πgl

B.2πgl

C.gl

D.12πlg

Câu 9: Một vật dao động điều hòa chu kỳ T. Gọi v max và a max tương ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa v max và a max là

A.amax=2πvmaxT

B.amax=vmaxT

C.amax=vmax2πT

D.amax=2πvmaxT

Câu 10: Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc  v2 của M2 theo thời gian t . Hai dao động của M2 và M1 lệch pha nhau:

 

A. 5π6

B. π6

C. 2π3

D. π3

Câu 11: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng dưới tác dụng của ngoại lực F = F0 cos( πft) ( với F0 và f không đổi , tính bằng giây). tần số dao động cưỡng bức của vật là 

A. f

B. 2 π f

C.  π f

D. 0,5 

Câu 12: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng đứng, thêm 3 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 1 cm, tỉ số giữa thế năng và dộng năng của hệ dao động là

A. 1/8 

B. 1/2 

C. 1/9 

D. 1/3 

Câu 13: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Chu kỳ và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 và 42 cm. Lấy gia tốc trọng trường g =10 m/s2 và  π2 = 10 . Thời gian ngắn nhất từ khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực đại đến khi lực đàn hồi có độ lớn cực tiểu là

A. 0,1s

B. 0,15s

C.  2s

D. 0,2s

Câu 14: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng 100g, tích điện q = 20 µC và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m. Khi vật đang qua vị trí cân bằng với vận tốc 203cm/s theo chiều dương trên mặt bàn nhẵn cách điện thì xuất hiện tức thời một điện trường đều trong không gian xung quanh. Biết điện trường cùng chiều dương của trục tọa độ và có cường độ  E = 104V/m. Năng lượng dao động của con lắc sau khi xuất hiện điện trường là.

A. 4.10-3J

B. 6.10-3 J

C. 8.10-3 J

D. 2.10-3 J

Câu 15: Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω=10rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn=F0cos(20t)N. Sau một thời gian vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng MN = 10 cm. Khi vật cách M một đoạn 2 cm thì tốc độ của nó là

A. 40 cm/s.

B. 60 cm/s.

C. 80 cm/s.

D. 30 cm/s.

Câu 16: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 100 cm và vật nhỏ của con lắc có khối lượng 50g, cho con lắc này động điều hòa với biên độ góc 50 tại nơi có gia tốc trọng trường 10m/s2. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng

A. 1,9.103J.

B. 6,25 J.

C. 0,625 J.

D. 1,9.104J.

Câu 17: Một con lắc đơn khi dao động trên mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường 9,811 m/s2 thì chu kỳ dao động là 2s. Đưa con lắc này đến nơi khác có gia tốc trọng trường 9,762 m/s2. Muốn chu kỳ không đổi, phải thay đổi chiều dài của con lắc như thế nào?

A. Tăng 0,2%.

B. Giảm 0,2%.

C. Giảm 0,5%.

D. Tăng 0,5%.

Câu 18: Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào:

A. Khối lượng của con lắc.

B. Trọng lượng con lắc.

C. Tỉ số trọng lượng và khối lượng của con lắc.

D. Khối lượng riêng của con lắc.

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ), trong đó ω có giá trị dương. Đại lượng ω gọi là:

A. Biên độ dao động

B. Chu kì của dao động

C. Tần số góc của dao động

D. Pha ban đầu của dao động

Câu 20: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 3 đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian

A. Biên độ, tần số, cơ năng dao động

B. Biên độ, tần số, gia tốc

C. Động năng, tần số, lực hồi phục

D. Lực phục hồi, vận tốc, cơ năng dao động

Câu 21: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là:

A. vmax = ωA      

B. vmax = ω2A

C. vmax = - ωA      

D. vmax = - ω2A

Câu 22: Trong dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), tốc độ nhỏ nhất bằng:

A. 0,5Aω      

B. 0      

C. –Aω      

D. Aω

Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4) (cm). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Gốc thời gian (t = 0) được chọn lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:

A. x = 4√2 cm và v = - 4π√2 cm/s

B. x = - 4√3 cm và v = 4π√3 cm/s

C. x = 4 cm và v = - 4π cm/s

D. x = 8 cm và v = 0

Câu 24: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox (vị trí cân bằng ở O) với biên độ 4 cm và tần số 10 Hz. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ 4 cm. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 4cos(20πt + π) cm

B. x = 4cos20πt cm

C. x = 4cos(20πt – 0,5π) cm

D. x = 4cos(20πt + 0,5π) cm

Câu 25: Chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 4πcos2πt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:

A. x = 2 cm, v = 0

B. x = 0, v = 4π cm/s

C. x = - 2 cm, v = 0

D. x = 0, v = - 4π cm/s

Câu 26: Hai vật dao động điều hoà có cùng biên độ và tần số dọc theo cùng một đường thẳng. Biết rằng chúng gặp nhau khi chuyển động ngược chiều nhau và li độ bằng một nửa biên độ. Độ lệch pha của hai dao động này là

A. 600.                      

B. 900.                      

C. 1200.                    

D. 1800.

Câu 27: Cho hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1 = A1cos(ωt+π/2) cm và x2 = A2sin(ωt) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.

B. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.

C. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.

D. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.

Câu 28: Đơn vị của tần số là

A. Héc (Hz)

B. Giây (s)

C. Mét trên giây (m/s)

D. Ben (B).

Phần 2. Tự luận ( 3,0 điểm)

Câu 1: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ có khối lượng m = 200(g) treo vào sợi dây có chiều dài = 1(m) dao động điều hòa, tại vị trí dây treo có góc lệch α=530 thì có tốc độ bằng một nửa tốc độ cực đại. Cho g=10m/s2, cơ năng của con lắc có giá trị là bao nhiêu? (Cho π=3,14)

Câu 2: Ở một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài l, khối lượng m dao động điều hòa với chu kì T. Cũng tại nơi đó con lắc đơn có chiều dài 4l, khối lượng 9m dao động điều hòa với chu kì là bao nhiêu?


Đáp án

Đáp án và lời giải chi tiết

 

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1:

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. 

D. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Sweeping Motion: Definition and Role in Martial Arts | Types and Techniques | Training and Application | Sweeping Motion in Daily Life.

Hanging clo - A Convenient and Space-saving Coat Hanger.

Proper Storage: Managing and Preserving Goods for Safety and Efficiency. Factors affecting proper storage include humidity, temperature, light, and climate. Methods include refrigeration, airtight packaging, and storing in dry areas. Importance of proper storage lies in reducing food waste and ensuring food safety.

Khái niệm về Pests

Khái niệm về Sunlight: Định nghĩa và vai trò trong cuộc sống | Cấu tạo, thành phần và tính chất của Sunlight | Tác động đến môi trường và sức khỏe | Ứng dụng trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về quần áo sạch và các loại quần áo sạch, cách giặt và bảo quản quần áo sạch

Khái niệm về dry place, đa dạng thực vật và động vật sống trong dry place, tác động của dry place đến con người, và các biện pháp bảo vệ dry place.

Khái niệm về Mold và vai trò quan trọng trong sinh học: định nghĩa, cấu trúc, chu kỳ đời và tính chất sinh học của loại vi sinh vật này.

Khái niệm về Mildew - Định nghĩa và vai trò của nó trong đời sống và nông nghiệp. Loài gây hại và ảnh hưởng của Mildew. Cơ chế lây nhiễm của Mildew. Phòng và trị Mildew trên cây trồng, động vật và trong đời sống con người.

Khái niệm về mothballs và cách bảo quản, sử dụng an toàn

Xem thêm...
×