Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Nhím Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

QUÊ HƯƠNG

(Nguyễn Đình Huân)

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

[...]

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

(https://by.com.vn/xzpOX)

Câu hỏi

Câu 1:  Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Quê hương?

A. Dòng sông.

B. Mẹ.

C. Quê hương

D. Góc trời tuổi thơ.

Câu 2: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

A. Thể thơ lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.

B. Thể thơ lục bát, số tiếng ở từng cặp câu là 6-8; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.

C. Thể thơ tự do xen lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.

D. Thể thơ lục bát biến thể, gieo vần liền và ngắt nhịp chẵn, lẻ.

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản Quê hương là người:

A. Nhớ, yêu tha thiết quê hương.

B. Buồn vì đã xa quê.

C. Không biết quê hương đã đổi thay thế nào.

D. Trở về quê cũ trong tâm trạng buồn thương.

Câu 4: Văn bản Quê hương dùng cách gieo vần nào sau đây?

A. Vần cách

B. Vần chân

C. Vần lưng

D. Vần liền

Câu 5: Những hình ảnh, câu thơ nào trong văn bản trên cho biết tác giả đang nhớ về quê hương tuổi thơ của mình? Có hình ảnh, câu thơ nào gợi nhắc em nhớ tới quê hương của mình không?(1đ)

Câu 6: Em thích hình ảnh quê hương trong bài thơ trên ở thời điểm nào (bình minh, trưa hè, chiều về)? Hãy viết/ vẽ về khung cảnh đó theo ý thích của em (1đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Câu 1: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)

Đoạn văn bản 1:

Lục bát là thể thơ dân tộc mang đậm bản sắc và phong vị quê hương. Thơ lục bát rất dễ thuộc và dễ nhớ vì lời thơ giản dị, mộc mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường. Câu thơ đọc lên mà cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần vừa có điệu nghe rất thanh thoát và êm tai. Có nhiều câu lục bát đã đi vào lòng người như một lời ru…

(https://bom.so/Vqam0q)

Đoạn văn bản 2:

Thơ lục bát đã kế thừa được mạch nguồn của thể thơ truyền thống. Những câu thơ dù là tả cảnh hay tả tình đều nhẹ nhàng, cùng lối ví von, so sánh, ẩn dụ tinh tế nên có sức truyền cảm và gửi gắm những bài học sâu sắc, thế giới tuổi thơ được tái hiện thật dung dị và trong sáng. Trong thơ có âm thanh, nhạc điệu, sắc màu của sự sống, dễ hiểu và dễ cảm

(nhóm tác giả sưu tầm và biên soạn)

a. Xác định điểm tương đồng và điểm riêng biệt của từng văn bản trên

b. Hãy chọn nhận định phù hợp nhất với bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của mình về 4-6 câu thơ lục bát mà em thích nhất trong bài thơ trên. Yêu cầu trích dẫn hợp lý 1 nhận định (ở 1 đoạn văn bản trong câu hỏi 1) vào bài viết của mình (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

Đáp án đề 10

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

B

A

B

 

Câu 1:  Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Quê hương?

A. Dòng sông.

B. Mẹ.

C. Quê hương

D. Góc trời tuổi thơ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý tiêu đề văn bản


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Điện áp và dòng điện - Định nghĩa và khái niệm cơ bản, các loại điện áp và dòng điện, chuyển đổi điện áp và dòng điện.

Khái niệm về cuộn dây gốc và vai trò của nó trong điện lực học. Cấu trúc và tính chất của cuộn dây gốc. Sự sử dụng và lợi ích của cuộn dây gốc trong điện lực học và công nghiệp.

Khái niệm cuộn dây phụ và vai trò của nó trong điện tử. Cấu trúc và vật liệu sử dụng để tạo thành cuộn dây phụ. Các loại cuộn dây phụ phổ biến và công dụng của chúng trong các thiết bị điện tử như tăng áp, giảm áp, lọc tín hiệu và điều khiển động cơ.

Khái niệm tỉ số vòng quấn trong vật lý và điện học, định nghĩa và vai trò của nó. Tác động của tỉ số vòng quấn đến dòng điện, điện áp và trở kháng trong mạch điện. Cách tính tỉ số vòng quấn trong mạch điện và thiết bị điện tử. Ứng dụng của tỉ số vòng quấn trong thiết kế và điều khiển các thành phần và hệ thống điện tử, điện lực và công nghiệp.

Khái niệm về thông số kỹ thuật

Khái niệm về điện áp đầu ra

Khái niệm về dòng điện đầu vào

Khái niệm về dòng điện đầu ra

Khái niệm về mức độ cách điện và vai trò của nó trong điện tử học. Các loại vật liệu cách điện và cách chúng hoạt động. Phương pháp đo mức độ cách điện bằng đo điện trở và đo điện dung. Ứng dụng của mức độ cách điện trong đời sống hàng ngày và công nghiệp.

Giới thiệu về giá thành, định nghĩa và vai trò của giá thành trong kinh doanh và sản xuất. Giá thành là tổng số tiền mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức phải chi trả để sản xuất hoặc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Xem thêm...
×