Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 9
Giải Bài tập 1 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 3 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 4 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 5 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 6 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 7 trang 26 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải Bài tập 8 trang 27 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcGiải Bài tập 1 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Bài ca ngất ngưởng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr.95 – 96) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Câu 1
Câu 1 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Tra từ điển, giải thích nghĩa của từ “vũ trụ”. Theo bạn, trong số các phương án sau đây, phương án nào phù hợp nhất với nghĩa của từ”vũ trụ” được tác giả sử dụng trong câu thơ đầu tiên?
A. Bầu trời rộng lớn, khoảng không bao la
B. Không gian và thời gian vô tận
C. Cõi trời, tiên giới, chốn bồng lai tiên cảnh
D. Thiên hạ, thế gian, cuộc đời
Câu 2
Câu 2 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Từ “lược thao” trong cụm từ “sách lược thao” ở bài Bình Ngô đại cáo (đọc lại cước chú số 2 – Ngữ văn 10, tập hai, tr. 14) và từ “thao lược” trong cụm từ “gồm thao lược” ở câu thơ thứ tư của bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, cách dùng giống và khác nhau như thế nào?
Câu 3
Câu 3 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập bảng để thống kê các sự kiện chính trong cuộc đời; chức vụ, công việc, hành động của tác giả và nêu nhận xét. Gợi ý:
Sự kiện chính trong cuộc |
Chức vụ, công việc, hành động |
Nhận xét |
|
|
|
Câu 4
Câu 4 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”? Qua việc đọc bài thơ và từ những hiểu biết về Nguyễn Công Trứ, hãy bình luận về tâm thế, cách ứng xử của tác giả ở từng thời điểm và trước các sự kiện mang tính dấu mốc trong cuộc đời mình.
Câu 5
Câu 5 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Phong cách “ngông”, “ngất ngưởng” thể hiện thái độ sống, ý thức sống của tác giả như thế nào ở hai chặng: khi làm quan và lúc về hưu? Khái quát về sự thống nhất của phong cách ấy.
Câu 6
Câu 6 (trang 22, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng, phong cách sống của tác giả so với Bài ca ngất ngưởng:
ĐI THI TỰ VỊNH
Đi không há lẽ trở về không,
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng.
(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr. 84)
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365