Đề thi học kì 1 Văn 11- Cánh diều
Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 2 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 3 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 4 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 5 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 6 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 7 Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 8 Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11 - Cánh diềuĐề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 11 bộ sách Cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
A. Nhân vật cô bé nhà bên
B. Nhân vật anh
C. Tác giả
D. Cô du kích
Câu 2. Chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
A. Gieo vần chân
B. Gieo vần lưng
C. Gieo vần tiếp
D. Gieo vần chéo
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Liệt kê
D. Đối lập
Câu 4. Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh nào?
A. Khi quê hương đầy bóng giặc
B. Khi hòa bình lặp lại
C. Khi cùng cô bé nhà bên tham gia du kích
D. Khi cô bé nhà bên hi sinh
Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về những câu thơ sau:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
A. Sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình.
B. Sự thay đổi trong quan niệm sống của nhân vật trữ tình.
C. Sự thay đổi hoàn cảnh sống của nhân vật trữ tình.
D. Sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình.
Câu 6. Từ “khúc khích” trong câu thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích” được hiểu như thế nào?
A. Diễn tả cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, mừng rỡ.
B. Thể hiện niềm vui chiến thắng.
C. Diễn tả cảm xúc bâng khuâng trong lần gặp lại.
D. Thể hiện sự ngượng ngùng, e thẹn.
Câu 7. Hình ảnh cô bé nhà bên trong bài thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về tuổi trẻ thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm?
A. Lặng thầm, nhút nhát.
B. Bồng bột, dại khờ;
C. Nhiều khát khao, mơ tưởng;
D. Tuổi trẻ hồn nhiên, dũng cảm.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nhận xét về tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong đoạn thơ sau:
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Câu 9. Bài thơ gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?
Câu 10. Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về tình cảm đối với quê hương của hai tác giả:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!”
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
B |
A |
C |
A |
A |
A |
D |
Câu 1 (0.5 điểm)
Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. A. Nhân vật cô bé nhà bên B. Nhân vật anh C. Tác giả D. Cô du kích |
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365