Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Sấu Tím
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

CHIẾC ÁO CỦA CHA

Ngô Bá Hòa

Tuổi chiếc áo bằng một nửa tuổi Cha

mỗi nếp gấp mang dáng hình đồng đội

mỗi mảnh vá chứa bao điều muốn nói

về một thời trận mạc của Cha.

Ngày con sinh ra

đất nước hoà bình

với bạn bè con hay xấu hổ

khi thấy Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ

đâu biết với Cha là kỉ vật cuộc đời

Nơi nghĩa trang nghi ngút khói hương

trước hàng hàng ngôi mộ

cha đắp áo sẻ chia hơi ấm

với đồng đội xưa yên nghỉ chốn này

Khoé mắt con chợt cay

khi chứng kiến nghĩa tình người lính

không khoảng cách nào giữa người

còn người mất

chiếc áo bạc màu hoá gạch nối âm

dương.

(https://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)

Câu hỏi:

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần.

Câu 2. Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A. Người cha.

B. Chiếc áo của người cha.

C. Nỗi đau của đồng đội.

D. Tình cảm cha dành cho đồng đội.

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm.

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 4. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể người con đã từng hiểu chưa đúng về chiếc áo; chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ nơi nghĩa trang, người con xúc động, hối hận.

B. Kể về việc: người con chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ.

C. Kể người con coi thường chiếc áo cũ.

D. Kể nguyên nhân khiến người cha yêu quý chiếc áo cũ.

Câu 5. Chiếc áo của cha chứa đựng điều gì?

A. Hình ảnh những đồng đội đã đi xa.

B. Tình cảm đồng đội.

C. Những kí ức không thể quên về đồng đội và chiến trường.

D. Cả b & c.

Câu 6. Vì sao, người con “hay xấu hổ khi thấy cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ” ?

A. Vì sợ bạn bè coi thường mình nhà nghèo.

B. Vì người con sống trong hòa bình, không hiểu thời trận mạc của người cha.

C. Vì người cha quá lam lũ.

D. Cả a & b.

Câu 7. Kỷ niệm của người cha chứa trong những chi tiết nào ở chiếc áo?

A. Mỗi nếp gấp; mỗi mảnh vá.

B. Tuổi chiếc áo.

C. Màu xanh cũ kĩ.

D. Áo sẻ chia hơi ấm.

Câu 8. Người cha đã làm gì khi đến viếng mộ đồng đội đã hy sinh?

A. Bày đồ lễ và thắp hương.

B. Cha đắp áo sẻ chia hơi ấm với đồng đội.

C. Cha tâm sự với đồng đội xưa đã yên nghỉ chốn này.

D. Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ và đứng lặng.

Câu 9. Cảm nhận của em về người cha trong bài thơ Chiếc áo của cha của tác giả Ngô Bá Hòa. HS có thể chọn 1 trong 2 hình thức: bức họa hoặc đoạn văn dài ½ trang vở (1đ)

Câu 10. Giả sử, em là người con trong bài thơ, khi được chứng kiến cảnh người cha viếng đồng đội mình ở nghĩa trang liệt sĩ, em sẽ nói gì với cha? (trả lời bằng đoạn văn ½ trang vở hoặc bức họa có hình ảnh 2 cha con đang đối thoại) (1đ)

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

a. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? (1đ)

a1. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc luôn trân trọng những kỉ niệm cũ và luôn nhớ về đồng đội xưa nên không thích hòa nhập với các cuộc vui

a2. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc cần quên những kỉ niệm cũ và đồng đội xưa để sống cho thanh thản, để hòa nhập với cuộc sống hiện đại

b. Suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc thấu hiểu người thân (bài dài 1- 1,5 trang) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

B

A

C

D

A

B

 

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý các đặc điểm hình thức


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Highend Couture Materials and Techniques: Creating High-Quality and Unique Fashion Products. Silk, lace, satin, and wool are common materials used in highend couture. Each material has its purpose, such as silk for evening gowns and lace for intricate details. Sewing techniques such as hand sewing, Haute Couture sewing, and draping are used to create delicacy and uniqueness. Embroidery techniques like hand embroidery, beadwork, and floral embroidery add sophistication. Cutting and sewing techniques like draping, draping technique, and tailoring create well-fitting and perfect products. The combination of materials and techniques requires creativity and artistic spirit to create unique shapes and structures.

Khái niệm về Creative Visions và vai trò của nó trong sáng tạo và đổi mới

Khái niệm về vật liệu và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Phân loại vật liệu thành vật liệu cơ bản, vật liệu hỗn hợp và vật liệu chức năng. Mô tả cấu trúc và tính chất của vật liệu, bao gồm tính chất vật lý và hóa học. Sản xuất và ứng dụng của vật liệu trong đời sống và công nghiệp.

Styles trong thiết kế website: Cách sử dụng và tác dụng của CSS Styles, Inline Styles, Internal Styles và External Styles để tạo tính thẩm mỹ, nhất quán và tương tác trên trang web.

Khái niệm và ứng dụng của designs trong thiết kế sản phẩm, quảng cáo, trang web và nội thất.

Khái niệm Moisture-wicking Properties và vai trò trong vật liệu và sản phẩm công nghệ

Khái niệm về Athletic Wear: Định nghĩa và vai trò trong thời trang và thể thao. Các loại vải sử dụng và tính năng của chúng. Thiết kế và chức năng của quần áo thể thao. Các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Under Armour, Puma, và Lululemon.

Waterresistant Coatings: Protecting Surfaces from Water Damage and More

Khái niệm về Outdoor Gear

Khái niệm về Aesthetically Pleasing: Định nghĩa và ứng dụng trong nghệ thuật và thiết kế

Xem thêm...
×