Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Câu hỏi đuôi

- Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm sau một câu trần thuật. - Câu hỏi đuôi được thêm vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định, cả hai vế được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. - Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói muốn xác minh xem thông tin là đúng hay không hoặc khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.

I. Định nghĩa

- Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm sau một câu trần thuật.

- Câu hỏi đuôi được thêm vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định, cả hai vế được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.

- Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói muốn xác minh xem thông tin là đúng hay không hoặc khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.

II. Cấu trúc câu hỏi đuôi

Công thức chung: S + V + O, trợ động từ + đại từ?

Trong đó:

- Đại từ: Lấy chủ ngữ ở câu đầu đổi thành đại từ.

- Trợ động từ: Phụ thuộc vào động từ ở câu trước.

- Nếu câu trần thuật là thể khẳng định, thì câu hỏi đuôi sẽ là thể phủ định và ngược lại.

Ví dụ:

Your mother likes reading newspaper, doesn’t she?

Your mother doesn’t like reading newspaper, does she?

III. Một số trường hợp đặt biệt

1. Đối với động từ "am"

Chúng ta không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I am wrong, aren’t I? (Tôi sai rồi, phải không?)

2. Đối với động từ khiếm khuyết "must"

- Khi “must” chỉ sự cần thiết, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: They must work hard, needn’t they?

(Họ phải làm việc tích cực hơn, đúng không?)

- Khi “must” chỉ sự cấm đoán, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:You mustn’t come late, must you?

(Anh không được đến trễ, nghe chưa?)

- Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.

Ví dụ: She must be a very kind woman, isn’t she?

(Bà ta ắt hẳn là một người phụ nữ tốt bụng, phải không?)

- Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + V3/ed), ta dùng have/has cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:You must have stolen my wallet, haven’t you?

(Chị chắc hẳn là đã lấy cắp ví tiền của tôi, đúng không?)

3. Đối với động từ "Have to"

Với động từ “have/ has/ had to” thì ta dùng trợ động từ “do/ does/ did” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: She has to go home, doesn’t she?

(Có phải cô cấy cần về nhà?)

He had to go to school yesterday, didn’t he?

(Hôm qua anh ta phải đến trường đúng không?)

4. Đối với động từ "Let"

- Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

- “Let’s” trong câu gợi ý, rủ rê ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Let’s go, shall we?

(Ta đi thôi, phải không nào?)

Let’s have buttered scones with strawberry jam for tea, shall we?

(Chúng ta cùng ăn bánh bơ nướng với mứt dâu tây và uống trà thôi, phải không nào?)

- “Let” trong câu xin phép (let us/let me) thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Let us use the telephone, will you?

(Cho bọn mình sử dụng điện thoại, được không?)

Let me have some drink, will you?

(Cho mình uống nước, được không?)

- "Let" trong câu đề nghị giúp người khác (let me), dùng "may I?"

Ví dụ:Let me help you do it, may I?

(Để mình giúp cậu làm, được chứ?)

5. Đối với câu mệnh lệnh

- Câu mệnh lệnh được dùng để diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.

- Diễn tả lời mời thì ta dùng “won't you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Drink some coffee, won’t you?

(Mời bạn uống chút cà phê nhé?)

- Diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:Take it away now, will you?

(Vứt giúp mình nhé?)

- Diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Go out, can’t you? (Ra ngoài giúp tôi?)

- Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Don’t marry her, will you? (Con sẽ không cưới con bé đó chứ?)

6. Đối với câu có đại từ bất định chỉ người

- Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Someone had recognized him, hadn’t they?

(Có người đã nhận ra hắn, phải không?)

- Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như no one, nobody, none thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:Nobody remembered my date of birth, did they?

(Không ai nhớ ngày sinh của tôi hết, phải không?)

7. Đối với câu có đại từ bất định chỉ vật

- Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Everything is okay, isn’t it?

(Mọi thứ đều tốt đẹp phải không?)

- Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như nothing thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ: Nothing was said, was it?

(Lúc đó không ai nói gì hết, phải không?)

8. Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ như: neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ: Peter hardly ever goes to parties, does he?

(Peter hầu như không bao giờ đi dự tiệc tùng, phải không?)

9. Đối với câu cảm thán

Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, đồng thời dùng động từ là: is, are, am.

Ví dụ: What a beautiful day, isn’t it? (Một ngày thật đẹp, đúng không?)

10. Đối với câu có chủ ngữ là "One"

Khi chủ ngữ chính trong mệnh đề chính là “one”, ở câu hỏi đuôi dùng “you” hoặc “one”.

Ví dụ: One can be one’s master, can’t one/you?

(Mỗi người đều có thể kiểm soát bản thân, đúng không?)

11. Đối với câu có "used to" (đã từng)

Khi câu đầu sử dụng động từ “used to” để diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did”.

Ví dụ:She used to live here, didn’t she?

(Cô ta đã từng sống ở đây, đúng không?)

12. Đối với câu có "had better"

Khi cầu đầu sử dụng động từ “had better”, ta mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: He had better stay, hadn’t he?

(Anh ta tốt hơn là nên ở nhà, đúng không?)

13. Đối với câu có "would rather"

Khi cầu đầu sử dụng động từ “would rather”, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You would rather go, wouldn’t you? (Bạn muốn đi phải không?)

14. Đối với cấu trúc "I think"

Khi mệnh đề chính có cấu trúc:

I + think/ believe/ suppose/ figure/ assume/ fancy/ imagine/ reckon/ expect/ see/ + mệnh đề phụ

- Ta dùng động từ trong mệnh đề phụ để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I think he will come here, won’t he?

(Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?)

Lưu ý: Dù “not” nằm ở mệnh đề chính, nhưng tính chất phủ định có ảnh hưởng đến cả câu nên vẫn tính như ở mệnh đề phụ.

Ví dụ: I don’t believe Mary can do it, can she?

(Tôi không tin Mary có thể làm điều đó, đúng không?)

- Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu (think/ believe/ suppose/…) để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: She thinks he will come, doesn’t she?

(Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến, đúng không?)

15. Đối với câu điều ước wish

Khi mệnh đề chính dùng “wish”, ta dùng “may” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I wish to meet the doctor, may I?

(Tôi muốn được gặp bác sĩ, được chứ?)

16. Đối với mệnh đề danh từ

Khi chủ ngữ là một mệnh đề danh từ, ta dùng “it” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: What you have said is wrong, isn’t it?

(Điều bạn nói là sai, đúng không?)

17. Đối với chủ ngữ this/ that

This/ that được thay bằng it cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:This is your wife, isn’t it?

(Đây là vợ bạn phải không?)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Shelf và vai trò của nó trong thiết kế nội thất. Các loại Shelf như Shelf góc, Shelf treo tường, Shelf đứng, Shelf xoay. Cấu trúc và chất liệu của Shelf như gỗ, kim loại, nhựa. Hướng dẫn về thiết kế và bố trí Shelf phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng.

Khái niệm về wrinkles, nguyên nhân gây wrinkles, các loại wrinkles, cách phòng tránh và điều trị wrinkles

Prolong Lifespan: Definition, Significance, and Factors Influencing It Discover the concept of prolong lifespan and its importance in the field of medicine. Prolong lifespan refers to increasing longevity and improving quality of life. It is not just about adding years but also about enhancing physical and mental health. The significance of prolong lifespan lies in creating strategies to enhance health and longevity through lifestyle changes, healthy eating, exercise, stress reduction, maintaining positive social relationships, and utilizing advanced medical techniques. Factors influencing prolong lifespan include genetics, diet, lifestyle, environment, and more. Genetic factors play a crucial role in determining lifespan by affecting disease resistance, cell quality, and stress response. Balanced and nutritious diet, regular physical activity, stress management, and a pollution-free living environment also contribute to extending lifespan and improving overall health. Other methods to prolong lifespan include maintaining social relationships, intellectual stimulation, weight control, and implementing preventive measures. Stay updated with the latest research on prolong lifespan, which includes methods, results, and new knowledge in this field. Research study number 4 focuses on exploring methods to extend lifespan, including dietary changes, regular exercise, and a healthy living environment. The results show that reducing calorie intake and maintaining regular exercise can prolong lifespan and improve quality of life. The study also emphasizes the impact of a healthy living environment on longevity. In summary, research study number 4 provides significant insights into extending lifespan and enhancing quality of life.

Khái niệm về quần áo bảo hộ

Khái niệm về Cashmere: Giới thiệu loại sợi tự nhiên được sản xuất từ lông dê, với đặc tính mềm mịn, nhẹ nhàng và ấm áp, được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang cao cấp và sản xuất đồ len.

Tại sao cần rửa tay: Ngăn ngừa lây nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Cách rửa tay đúng cách: ướt tay, áp dụng xà phòng, rửa trong 20 giây, rửa sạch bằng nước, lau khô bằng khăn sạch. Thời điểm cần rửa tay: trước/sau khi ăn, đi vệ sinh, tiếp xúc động vật và bề mặt bẩn. Khuyến cáo và lưu ý: rửa tay trong 20-30 giây, sử dụng xà phòng và nước sạch, lau khô bằng khăn giấy hoặc máy sấy tay.

Khái niệm về nước lạnh - Định nghĩa và cách đo nhiệt độ của nước - Tính chất vật lý và hóa học - Tác động đến sức khỏe - Sử dụng trong cuộc sống

Khái niệm về Mild Detergent - Định nghĩa và vai trò của nó trong việc làm sạch. Thành phần và cơ chế hoạt động của Mild Detergent. Ưu điểm và hạn chế của Mild Detergent. Ứng dụng thường gặp của Mild Detergent.

Khái niệm và loại máy giặt, chức năng và bộ phận của máy giặt, cách sử dụng và bảo dưỡng để tăng hiệu quả sử dụng trong gia đình của bạn."

Khái niệm về laying flat

Xem thêm...
×