Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Đuối Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 15

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 15

Câu 1 :

Trong các lực sau, lực không phải là lực tiếp xúc là:

  • A
    Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn.
  • B
    Lực của tay đập quả bóng xuống đất.
  • C
    Lực của vợt tác dụng vào quả cầu lông.
  • D
    Lực của tay đẩy xe lên dốc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn là lực không tiếp xúc vì nam châm có khả năng hút các mẩu sắt vụn cạnh nó mà không cần tiếp xúc.

Lời giải chi tiết :

Chọn A.

Câu 2 :

Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

  • A
    Hình thái đa dạng.
  • B
    Có xương sống.
  • C
    Kích thước cơ thể lớn.
  • D
    Sống lâu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là: có xương sống.

Lời giải chi tiết :

Chọn B.

Câu 3 :

Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

  • A
    Tiêu hóa
  • B
    Hô hấp
  • C
    Bài tiết
  • D
    Sinh sản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quá trình sinh vật thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là quá trình tiêu hóa.

Lời giải chi tiết :

Chọn A.

Câu 4 :

Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

  • A
    Nhóm cá.
  • B
    Nhóm chân khớp.
  • C
    Nhóm giun.
  • D
    Nhóm ruột khoang.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật. Nhóm có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các loài sinh vật được tìm thấy trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Chọn B.

Câu 5 :

Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?

  • A
    Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
  • B
    Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi.
  • C
    Sống trên cạn điển hình là ốc, thủy tức ...
  • D
    Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩn nấp cho động vật khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ruột khoang sống dưới nước.

Lời giải chi tiết :

Chọn C.

Câu 6 :

Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A
    (1), (2), (3).
  • B
    (2), (3), (5).
  • C
    (1), (3), (4).
  • D
    (2), (4), (5).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đa dạng sinh học đảm bảo sự phát triển bền vững của con người thông qua việc:

Cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm;

Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho con người;

Tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ tham quan, giải trí …

Giúp con người ứng phó với thay đổi khí hậu bằng cách giảm ảnh hưởng của thiên tai …

Lời giải chi tiết :

Chọn C.

Câu 7 :

Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

  • A
    35 kg
  • B
    0,035 kg
  • C
    350 kg
  • D
    0,35 kg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị: 1 tấn = 1000kg

Ta có: 100g nước biển có 3,5g muối ăn tan.

=> 100kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

=> x = ? (kg)

Lời giải chi tiết :

Số muối thu được từ 1 tấn nước biển là:

X = 1000.3,5 : 100 = 35 (kg)

Chọn A.

Câu 8 :

Tập hợp các mô cùng thực hiện cùng một chức năng gọi là:

  • A
    Tế bào
  • B
    Cơ quan
  • C
  • D
    Hệ cơ quan

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng gọi là cơ quan.

Lời giải chi tiết :

Chọn B.

Câu 9 :

Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A
    Cung cấp thức ăn.
  • B
    Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C
    Giữ đất, giữ nước.
  • D
    Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực vật tổng hợp chất hữu cơ và oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của động vật. Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra là nguồn thức ăn của động vật. Ngoài ra, thực vật còn là “nhà” và nơi sinh sản của nhiều loài động vật sống trên cây.

Lời giải chi tiết :

Chọn D.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về khử ẩm và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Nguyên lý hoạt động và các phương pháp khử ẩm. Các loại thiết bị khử ẩm phổ biến và hướng dẫn thiết kế hệ thống khử ẩm.

Khái niệm về năng suất tỏa nhiệt

Khái niệm quá trình tổng hợp hoá học và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về than đá, cấu trúc và thành phần của than đá, phương pháp khai thác than đá, và sử dụng và ứng dụng của than đá

bền vững. Nhiên liệu sinh học có thể được sử dụng để sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện sinh học, nhà máy điện mặt trời và nhà máy điện gió. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học trong sản xuất điện giúp giảm khí thải carbon dioxide và phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu sinh học cũng có ứng dụng trong ngành vận tải. Nhiên liệu sinh học có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu giao thông như xăng sinh học, dầu sinh học và điện sinh học. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học trong vận tải giúp giảm ô nhiễm không khí và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu sinh học cũng có thể được sử dụng trong các phương tiện công cộng như xe buýt và tàu điện. Trong nông nghiệp, nhiên liệu sinh học có ứng dụng rộng rãi. Nó có thể được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm bảo vệ cây trồng không độc hại. Sử dụng nhiên liệu sinh học trong nông nghiệp giúp tăng cường sức khỏe đất, giảm sử dụng hóa chất và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học cũng có thể được sử dụng làm nhiên liệu sưởi trong nhà kính và các nhà ở. Tóm lại, nhiên liệu sinh học có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học giúp giảm tác động đến môi trường, phát triển năng lượng bền vững và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Khái niệm về điều chỉnh

Khái niệm về quá trình cô đặc

Khái niệm về chưng cất

Khái niệm tối ưu hoá sản xuất

Khái niệm về tấm ván

Xem thêm...
×