Bài 20. Hàm số mũ và hàm số lôgarit Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hàm số mũ và hàm số lôgarit - Toán 11 Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 16, 17 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 18, 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 6.15 trang 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 6.16 trang 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 6.17 trang 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 6.18 trang 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 6.19 trang 19 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thứcLý thuyết Hàm số mũ và hàm số lôgarit - Toán 11 Kết nối tri thức
1. Hàm số mũ a) Khái niệm hàm số mũ
1. Hàm số mũ
a) Khái niệm hàm số mũ
Cho a là số thực dương khác 1.
Hàm số y=axy=ax được gọi là hàm số mũ cơ số a.
b) Đồ thị và tính chất của hàm số mũ
Hàm số mũ y=axy=ax:
- Có tập xác định là R và tập giá trị là (0;+∞);
- Đồng biến trên R khi a > 1 và nghịch biến trên R khi 0 < a < 1;
- Liên tục trên R;
- Có đồ thị đi qua các điểm (0; 1), (1; a) và luôn nằm phía trên trục hoành.
Dạng đồ thị của hàm số y=ax
2. Hàm số lôgarit
a) Khái niệm hàm số lôgarit
Cho a là số thực dương khác 1.
Hàm số y=logax được gọi là hàm số lôgarit cơ số a.
b) Đồ thị và tính chất của hàm số lôgarit
Hàm số lôgarit y=logax:
- Có tập xác định là (0;+∞) và tập giá trị là R;
- Đồng biến trên (0;+∞) khi a > 1 và nghịch biến trên (0;+∞) khi 0 < a < 1;
- Có đồ thị đi qua các điểm (1; 0), (a; 1) và luôn nằm bên phải trục tung.
Dạng đồ thị của hàm số y=logax
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365