Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Thỏ Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12

Câu 1 :

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

  • A
    Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
  • B
    Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
  • C
    Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • D
    Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc: 

- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Không ngửi hoặc nếm hóa chất

- Không mang đồ ăn vào phòng thực hành

- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 2 :

Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A
    Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
  • B
    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
  • C
    Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
  • D
    Cả 3 cách trên đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để bảo quản kính lúp ta nên:

- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).

- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 3 :

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

  • A
    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • B
    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • C
    Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • D
    Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 4 :

Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A
    Giờ
  • B
    Giây
  • C
    Phút
  • D
    Ngày

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây (s).

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 5 :

Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?

  • A
    Thước thẳng, thước dây, thước đo độ
  • B
    Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
  • C
    Compa, thước mét, thước đo độ
  • D
    Thước kẹp, thước thẳng, compa 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Người ta thường sử dụng dụng cụ để đo chiều dài của vật là thước kẹp, thước cuộn, thước dây.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 6 :

Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?

  • A
    Nhiệt kế
  • B
    Tốc kế
  • C
    Cân
  • D
    Đồng hồ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

A – Đúng

B – Đo vận tốc

C – Đo khối lượng

D – Đo thời gian

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 7 :

Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

  • A
    Rừng Amazon.  
  • B
    Tháp rùa.  
  • C
    Sông Hương.
  • D
    Núi Phú Sĩ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vật thể nhân tạo là do con người tạo ra

Lời giải chi tiết :

Tháp rùa do con người xây dựng

Đáp án B

Câu 8 :

Vật thể nào sau đây là vật sống?

  • A
    Cầu Long Biên.  
  • B
    Cây đào.  
  • C
    Dòng sông Hương.
  • D
    Cái bút.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vật sống là vật thể có đặc điểm như trao đổi, sinh trưởng, phát triển….

Lời giải chi tiết :

Cây đào là vật sống

Đáp án B

Câu 9 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?

  • A
    Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • B
    Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
  • C
    Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.
  • D
    Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của chất rắn

Lời giải chi tiết :

Chất rắn có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định

Đáp án C

Câu 10 :

Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?

  • A
    Quá trình nóng chảy                     
  • B
    Quá trình bay hơi.
  • C
    Quá trình ngưng tụ.                      
  • D
    Quá trình đông đặc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuyển thể của chất

Lời giải chi tiết :

Quá trình nước để ngăn đá tạo thành cục đá là quá trình đông đặc

Đáp án D

Câu 11 :

Hiện tượng một bể chứa nước bị cạn bớt đi sau một thời gian không sử dụng đến, là do hiện tượng nước bị:

  • A
    Bay hơi.           
  • B
    Ngưng tụ.         
  • C
    Đông đặc            
  • D
    Nóng chảy.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuyển thể của chất

Lời giải chi tiết :

Nước bị bay hơi khỏi bể chứa

Đáp án A

Câu 12 :

Tính chất nào sau đây là tính chất của vật liệu bằng cao su?

  • A
    Dẫn điện.            
  • B
    Có tính đàn hồi.              
  • C
    Dễ bị ăn mòn              
  • D
    Dẫn nhiệt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của vật liệu

Lời giải chi tiết :

Vật liệu cao su có tính đàn hồi

Đáp án B

Câu 13 :

Lipid có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?

  • A
    Khoai lang.         
  • B
    Thịt lợn.             
  • C
    Cà rốt.              
  • D
    Bắp cải

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lipid là chất béo có nhiều trong thịt, trứng, mỡ,…

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 14 :

Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?

  • A
    Sắt (Iron) bị nam châm hút.                            
  • B
    Đốt rác sinh ra khói bụi ô nhiễm.
  • C
    Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.                           
  • D
    Sắt thép để lâu ngày bị gỉ sét.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của tính chất vật lí

Lời giải chi tiết :

Sắt (iron) bị nam châm hút do có tính nhiễm từ

Đáp án A

Câu 15 :

Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

  • A
    Than đá.
  • B
    Dầu mỏ.
  • C
    Khí tự nhiên.                    
  • D
    Ethanol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu không thể tái tạo.

Lời giải chi tiết :

Ethanol là nhiên liệu con người có thể sản xuất

Đáp án D

Câu 16 :

Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?

  • A
    Gốm, nhựa, cao su, thuỷ tinh.
  • B
    Gốm, nhựa, xăng, gỗ.
  • C
    Nhựa, xăng, dầu mỏ, cao su.
  • D
    Quặng, dầu mỏ, cao su, thuỷ tinh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của vật liệu

Lời giải chi tiết :

Vật liệu: gốm, nhựa, cao su, thủy tinh

Đáp án A

Câu 17 :

Cho những chất sau, chất nào được xem là tinh khiết?

  • A
    Nước đường.                                       
  • B
    Nước thu được sau khi chưng cất.
  • C
    Nước biển.                                           
  • D
    Nước mưa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất tinh khiết được tạo từ 1 chất

Lời giải chi tiết :

Nước thu được sau khi chưng cất là nước cất

Đáp án B

Câu 18 :

Dãy chất nào gồm các chất tan được trong nước?

  • A
    Bột sắn dây, bột mì, đá vôi.                  
  • B
    Đường, khí oxygen, bột gạo.
  • C
    Muối ăn, rượu, đường                    
  • D
    Thạch cao, dầu ăn, đường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất tan được trong nước tạo thành dung dịch

Lời giải chi tiết :

Muối ăn, rượu, đường tan được trong nước

Đáp án C

Câu 19 :

Khi cho sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

  • A
    nhũ tương.
  • B
    huyền phù.
  • C
    dung dịch.
  • D
    dung môi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa huyền phù

Lời giải chi tiết :

Khi cho sắn dây vào nước và khuấy lên sắn dây không tan trong nước mà lơ lửng trong nước tạo thành huyền phù

Đáp án B


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về thị trường và yếu tố ảnh hưởng đến thị trường

Khái niệm chuỗi cung ứng và vai trò của nó trong kinh doanh. Tối ưu hóa hoạt động, tăng hiệu suất và giảm chi phí. Mạng lưới liên kết giữa các công ty, nhà cung cấp và khách hàng. Giai đoạn trong chuỗi cung ứng: nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối và bán hàng. Quản lý chuỗi cung ứng: phương pháp ABC, công cụ PERT, quản lý rủi ro và thông tin. Thách thức và giải quyết trong quản lý chuỗi cung ứng. Xu hướng mới: ứng dụng IoT trong quản lý và giám sát chuỗi cung ứng.

Khái niệm và thành phần chính của sản phẩm thép | Thép Carbon: sản xuất, tính chất và ứng dụng | Thép không gỉ: sản xuất, tính chất và ứng dụng | Thép hợp kim: sản xuất, tính chất và ứng dụng.

Khái niệm về tiền xử lý nguyên liệu và các phương pháp, công nghệ, ứng dụng của nó trong sản xuất - Tối đa 150 ký tự

Ứng dụng của thép trong đời sống và công nghiệp: Xây dựng, ô tô, đồ gia dụng, máy móc công nghiệp.

Khái niệm về luyện kim điện

Khái niệm về kỹ thuật sản xuất

Nguyên liệu sản xuất thép và các loại nguyên liệu phụ trợ Tổng quan về khái niệm và quá trình sản xuất nguyên liệu thép từ quặng sắt và phế liệu sắt, cùng với vai trò của các loại nguyên liệu phụ trợ như hợp kim, chất lượng tốt và tác nhân luyện kim trong quá trình sản xuất thép. Quá trình sản xuất thép đòi hỏi sự pha trộn và nung chảy nguyên liệu, và sử dụng các loại nguyên liệu chất lượng cao và đúng tỷ lệ pha trộn sẽ tạo ra sản phẩm thép đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mong muốn.

Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên

Xem thêm...
×