Đề thi giữa kì 2 Văn 6 - Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 12 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 11 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 6 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
I. Đọc hiểu (6đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.
Ốc sên con bật khóc, nói:
- Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4. Từ “bảo vệ” được hiểu là: Bảo quản, che chở cho một thứ gì đó, nhằm tránh hư hại, tổn thất, là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 5. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
A. Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng.
B. Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò.
C. Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở.
D. Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.
Câu 6. Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”?
A. Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý.
B. Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai.
C. Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được.
D. Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.
Câu 7. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên.
A. Hoán dụ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ
Câu 8. Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai?
A. Với mẹ Ốc Sên
B. Với Giun Đất và Bướm
C. Với Sâu Róm và Bướm
D. Với Giun Đất và Sâu Róm
Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản.
Câu 10. Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu chuyện không? Vì sao?
Phần II. Làm văn
Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo lời văn của em.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
Câu 7 (0.25đ) |
Câu 8 (0.25đ) |
A |
A |
B |
A |
C |
D |
B |
D |
Câu 1. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
“Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại: truyện cổ tích
→ Đáp án: A
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
→ Đáp án: A
Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm có 2 nhận vật chính: ốc sên và mẹ
→ Đáp án: B
Câu 4. Từ “bảo vệ” được hiểu là: Bảo quản, che chở cho một thứ gì đó, nhằm tránh hư hại, tổn thất, là đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. |
Phương pháp:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, tra cứu trên sách, báo, internet
Lời giải chi tiết:
Định nghĩa trên về từ bảo vệ là đúng
→ Đáp án: A
Câu 5. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng. B. Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò. C. Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở. D. Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì: Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở
→ Đáp án: C
Câu 6. Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”? A. Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý. B. Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. C. Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được. D. Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. |
Phương pháp:
Đọc kĩ câu nói
Chú ý một số từ ngữ như “không dựa trời, không dựa đất, dựa vào chính bản thân chúng ta”
Lời giải chi tiết:
Có thể hiểu câu nói của mẹ ốc sên là: Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình
→ Đáp án: D
Câu 7. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên. A. Hoán dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Ẩn dụ |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu là nhân hóa. Nhân hóa vật (ốc sên) như con người
→ Đáp án: B
Câu 8. Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? A. Với mẹ Ốc Sên B. Với Giun Đất và Bướm C. Với Sâu Róm và Bướm D. Với Giun Đất và Sâu Róm |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Ốc sên đã tự so sánh mình với sâu róm và giun đất
→ Đáp án: D
Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản.
Phương pháp
Dựa vào những phân tích ở trên, rút ra kết luận về thông điệp của văn bản
Nêu quan điểm của bản thân
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365