Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo HK2
Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
Tì bà hành (Bạch Cư Dị) Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ) Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến) Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi) Nhớ rừng (Thế Lữ) 9 Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu) Nỗi nhớ thương của người chinh phụ Bức thư tưởng tượng (Lý Lan) Bài phát biểu của Tổng thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét) Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (UNICEF Việt Nam) Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê - Như Ý) Cách suy luận (Ren-sâm Rít) Kẻ sát nhân lộ diện (Sác-lơ Uy-li-am) Kí ức tuổi thơ (An Viên) Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng) Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Là người yêu nước tha thiết thể hiện qua việc ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ tình yêu nước trong văn chương.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Các tập thơ Duyên nợ phú sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II …
b. Phong cách nghệ thuật
- Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát… thường thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng tự do của mình.
Sơ đồ tư duy về tác giả Trần Tuấn Khải:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên là phần mở đầu của bài thơ.
b. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.
- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
c. Thể loại: song thất lục bát
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a. Giá trị nội dung
- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.
Sơ đồ tư duy về văn bản Hai chữ nước nhà:
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365