Bài 10. Tiếng vọng những ngày qua
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ rừng (Thế Lữ)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu) Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kí ức tuổi thơ (An Viên)Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ rừng (Thế Lữ)
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
Bố cục
- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt.
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935
2. Đề tài
Khát khao tự do mãnh liệt của con người bị giam giữ, nô lệ
3. Thể loại
Thơ tám chữ
4. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
5. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365