Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Đường tròn Toán 9 Chân trời sáng tạo

1. Khái niệm đường tròn Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0), là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

1. Khái niệm đường tròn

Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0), là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

Khi không cần chú ý đến bán kính, đường tròn (O;R) còn được kí hiệu là (O).

Vị trí tương đối của điểm và đường tròn

Cho đường tròn (O; R) và điểm M. Khi đó:

- Nếu OM = R thì điểm M nằm trên đường tròn hay M thuộc đường tròn;

- Nếu OM < R thì điểm M nằm trong đường tròn;

- Nếu OM > R thì điểm M nằm ngoài đường tròn.

2. Tính đối xứng của đường tròn

Đường tròn là hình có tâm đối xứng; tâm đối xứng là tâm của đường tròn.

Đường tròn là hình có trục đối xứng. Mọi đường thẳng đi qua tâm của đường tròn đều là trục đối xứng của nó.

Ví dụ:

Hình tròn tâm I có:

I là tâm đối xứng;

Đường thẳng a, b là các trục đối xứng của hình tròn (I).

3. Đường kính và dây cung của đường tròn

Cho hai điểm C, D cùng thuộc một đường tròn. Đoạn thẳng CD gọi là dây cung hoặc dây. Đường kính AB  là một dây đi qua tâm.

Quan hệ giữa dây và đường kính

Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài lớn nhất.

4. Vị trí tương đối của hai đường tròn

• Hai đường tròn không có điểm chung gọi là hai đường tròn không giao nhau. Hai đường tròn không giao nhau có thể ở ngoài nhau hoặc đường tròn này đựng đường tròn kia.

• Hai đường tròn chỉ có một điểm chung gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.

Hai đường tròn tiếp xúc có thể tiếp xúc ngoài hoặc tiếp xúc trong.

• Hai đường tròn có đúng hai điểm chung gọi là hai đường tròn cắt nhau. Hai điểm chung gọi là hai giao điểm. Đoạn thẳng nối hai điểm chung được gọi là dây chung.

Chú ý: Nếu OO’ = 0 thì O trùng với O’. Hai đường tròn có tâm trùng nhau gọi là hai đường tròn đồng tâm.

Bảng tóm tắt vị trí tương đối của hai đường tròn phân biệt (O;R) và (O’; R’) với RR

Ví dụ 1: Cho OO’ = 5cm, khi đó hai đường tròn (O;4cm) và (O’;3cm) cắt nhau vì:

4cm – 3cm = 1cm < 5cm < 7cm = 4cm + 3cm.

Ví dụ 2: Cho OO’ = 5cm, khi đó hai đường tròn (O;3cm) và (O’;2cm) tiếp xúc ngoài với nhau vì 5cm = 3cm + 2cm.

Cho OO’ = 3cm, khi đó hai đường tròn (O;8cm) và (O’;5cm) tiếp xúc trong với nhau vì 3cm = 8cm - 5cm.

Ví dụ 3: Cho đường tròn (O;3cm) và (O’;4cm) có OO>8cm thì OO=8cm>3cm+4cm=R+R nên (O;3cm) và (O’;4cm) là hai đường tròn ngoài nhau.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về butan - Mô tả cấu trúc hóa học và tính chất của butan, cùng các phương pháp tổng hợp và sản xuất butan trong công nghiệp hóa chất. Ngoài ra, đề cập đến các ứng dụng của butan trong cuộc sống và các tính chất vật lý, hóa học của nó. Cuối cùng, nêu rõ tác dụng của butan với khí ozone và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Giới thiệu chất xúc tác và các định nghĩa, tính chất của chúng trong phản ứng hóa học và ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Phản ứng khí đốt và hơi nước trong ngành công nghiệp | Tính chất và ứng dụng của khí đốt và hơi nước

Khái niệm về hiệu suất sản xuất và các giải pháp tăng cường hiệu suất sản xuất trong quản lý sản xuất | Phương pháp đo lường hiệu suất sản xuất | Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và cách đánh giá ảnh hưởng của chúng.

Giới thiệu về môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường - SEO Meta Title

Công nghệ khí đốt hóa: quá trình hoạt động và ứng dụng, các loại nhiên liệu đốt, cấu tạo và hoạt động hệ thống, ưu điểm và hạn chế, tiêu chuẩn an toàn và môi trường.

Giới thiệu về năng lượng mặt trời và các thành phần của hệ thống năng lượng mặt trời

Giới thiệu về sản xuất Metan từ rác thải và tầm quan trọng của nó trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tài nguyên tái chế.

Giới thiệu về khí tự nhiên và tác động của nó đến môi trường và sức khỏe con người

Nhiên liệu - Khái niệm, vai trò và các loại nhiên liệu phổ biến trong đời sống con người

Xem thêm...
×