Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá

1. Phương trình bậc nhất hai ẩn Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Phương trình bậc nhất hai ẩn

Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng

ax+by=c,

trong đó a, b và c là các số đã biết (a0 hoặc b0).

Ví dụ: 2x+3y=4, 0x+2y=3, x+0y=2 là các phương trình bậc nhất hai ẩn.

Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Cặp số (x0;y0) là một nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by=c nếu ax0+by0=c.

Ví dụ: Cặp số (1;2) là nghiệm của phương trình 2x+3y=42.(1)+3.2=2+6=4.

Cặp số (1;2) không là nghiệm của phương trình 2x+3y=4

2.1+3.2=2+6=84.

Biểu diễn nghiệm trên mặt phẳng tọa độ Oxy

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi nghiệm (x0;y0) của phương trình ax+by=c được biểu diễn bởi điểm có tọa độ (x0;y0).

Ví dụ:

Nghiệm của phương trình 3x+y=2 được biểu diễn bởi đường thẳng d: y=3x+2.

Nghiệm của phương trình 0x+y=2 được biểu diễn bởi đường thẳng d: y=2 vuông góc với Oy tại điểm M(0;2).

Nghiệm của phương trình 2x+0y=3 được biểu diễn bởi đường thẳng d: x=1,5 vuông góc với Ox tại điểm N(1,5;0).

2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ phương trình có dạng:

{ax+by=cax+by=c,

trong đó mỗi phương trình của hệ là một phương trình bậc nhất hai ẩn x và y.

Ví dụ: Hệ phương trình {2xy=0x+y=3, {3x=1xy=3, {4xy=33y=6 là các hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

Nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Cặp số (x0;y0) được gọi là một nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn nếu nó là nghiệm chung của hai phương trình của hệ đó.

Lưu ý:

- Nếu hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn không có nghiệm thì ta nói hệ đó vô nghiệm.

Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là tìm tất cả các nghiệm của nó.

Ví dụ: Cặp số (1; 2) là một nghiệm của hệ phương trình {2xy=0x+y=3, vì:

2xy=2.12=0 nên (1; 2) là nghiệm của phương trình thứ nhất.

x+y=1+2=3 nên (1; 2) là nghiệm của phương trình thứ hai.

3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho (xem là phương trình thứ nhất, ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).

Bước 2. Giải phương trình thu được ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn có mặt trong phương trình đó.

Bước 3. Sử dụng giá trị của ẩn tìm được trong Bước 2 để tìm giá trị của ẩn còn lại rồi kết luận nghiệm của hệ phương trình.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình {2xy=3x+2y=4 được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có y=2x3.

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được x+2(2x3)=4

Giải phương trình x+2(2x3)=4, ta được:

x+2(2x3)=4

5x6=4

x=2.

Thay x=2 vào phương trình y=2x3, ta có: y=2.23=1.

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất (x;y)=(2;1).

2. Hệ phương trình {xy=22x2y=8 được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có x=y2.

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được

2(y2)2y=8

0y4=8.

Do không có giá trị vào của y thỏa mãn hệ thức 0y4=8 nên hệ phương trình vô nghiệm.

3. Hệ phương trình {x+y=23x3y=6 được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có y=x2.

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được

3x3(x2)=6

0x=0.

Ta thấy mọi giá trị của x đều thỏa mãn 0x=0.

Với giá trị tùy ý của x, giá trị tương ứng của y được tính bởi y=x2.

Vậy hệ phương trình có nghiệm là (x;x2) với xR tùy ý.

Lưu ý: Trong quá trình giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, nếu sau khi thế xuất hiện phương trình có hệ số của ẩn bằng 0 thì hệ phương trình đã cho hoặc có vô số nghiệm, hoặc vô nghiệm.

4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

Bước 1. Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2. Cộng hoặc trừ từng vế hai phương trình thu được trong Bước 1 để nhận được một phương trình mới mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình chỉ còn một ẩn)

Bước 3. Giải phương trình mới tìm được ở Bước 2 để tìm giá trị của ẩn có mặt trong phương trình đó.

Bước 4.  Thay giá trị vừa tìm được trong Bước 3 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại rồi kết luận nghiệm của hệ phương trình.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình {5x7y=95x3y=1 được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Trừ từng vế hai phương trình ta được (5x5x)+(7y+3y)=91 hay 4y=8, suy ra y=2.

Thế y=2 vào phương trình thứ hai ta được 5x7.(2)=9 hay 5x+14=9, suy ra x=1.

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (-1;-2).

2. Hệ phương trình {3x5y=26x+10y=4 được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Chia hai vế của phương trình thứ hai cho 2, ta được hệ {3x5y=23x+5y=2

Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới ta có 0x+0y=0. Hệ này luôn thỏa mãn với các giá trị tùy ý của x và y.

Với giá trị tùy ý của x, giá trị của y được tính nhờ hệ thức 3x5y=2, suy ra y=35x25.

Vậy hệ phương trình đã cho cho nghiệm là (x;35x25) với xR.

5. Tìm nghiệm của hệ phương trình bằng máy tính cầm tay

Ta sử dụng loại máy tính cầm tay (MTCT) có chức năng này (có phím MODE/MENU). Dưới đây là hướng dẫn cụ thể với máy Fx-580VNX.

Ta viết phương trình cần giải dưới dạng {a1x+b1y=c1a2x+b2y+c2.

Ví dụ: Giải hệ {2x+y4=02x+y=0, ta viết nó dưới dạng {2x+y=42x+y=0.

Khi đó, ta có a1=2, b1=1, c1=4, a2=2, b2=1, c2=0. Lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1. Vào chức năng hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách nhấn MENU rồi bấm phím 9 để chọn tính năng Equation/Func (Ptrình/HệPtrình).

Bấm phím 1 để chọn Simul Equation (hệ phương trình).

Cuối cùng, bấm phím 2 để giải hệ hai phương trình bậc nhất

Bước 2. Ta nhập các hệ số a1,b1,c1,a2,b2,c2 bằng cách bấm

Bước 3. Sau khi nhập xong, ta bấm phím =, màn hình hiện x = 1; tiếp tục bấm =, màn hình hiện y = 3. Ta hiểu nghiệm của hệ phương trình là (-1;2).

Chú ý:

- Muốn xóa số vừa mới nhập thì bấm phím AC, muốn thay đổi số đã nhập ở vị trí nào đó thì di chuyển con trỏ đến vị trí đó rồi nhập số mới.

- Bấm phím ▲ hay ▼ để chuyển hiển thị các giá trị của x và y trong kết quả.

- Nếu máy báo Infinite Solution thì hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

Nếu máy báo No Solution thì hệ phương trình đã cho vô nghiệm.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về quá trình biến đổi

Sự phân hủy và tái sinh, Sự phản ứng hoá học, Sự truyền nhiễm và sự miễn dịch, Sự thăng hoa và sự suy tàn

Giới thiệu về ứng dụng của Vật lý trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về lượng năng lượng và đơn vị đo lượng năng lượng

Khái niệm về Newton lực: Định nghĩa và vai trò của Newton lực trong vật lý. Ba định luật của Newton và các loại Newton lực. Công thức tính Newton lực và sức đẩy, lực kéo.

Khái niệm về năng lượng tiêu thụ và vai trò của nó trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Năng lượng tiêu thụ là việc sử dụng các nguồn năng lượng trong hoạt động của con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng hàng ngày. Trong sản xuất, năng lượng tiêu thụ được sử dụng để vận hành công cụ, máy móc và hệ thống. Nó cũng quan trọng trong vận chuyển, lưu trữ và xử lý sản phẩm. Trong tiêu dùng, năng lượng tiêu thụ được sử dụng để cung cấp ánh sáng, nhiệt, điện và di chuyển. Hiểu và quản lý năng lượng tiêu thụ giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tăng hiệu suất hoạt động.

Khái niệm về quá trình vật lý

Năng lượng và hiệu quả sử dụng

Khái niệm thiết bị công nghiệp và vai trò của chúng trong sản xuất. Thiết bị công nghiệp tạo sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất, cải thiện chất lượng và đảm bảo an toàn. Thiết bị công nghiệp có độ bền cao, hoạt động ổn định và tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Các loại thiết bị công nghiệp bao gồm máy móc, thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các thiết bị công nghiệp bao gồm động cơ điện, máy phát điện và bơm. Các ứng dụng của thiết bị công nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất.

Khái niệm về truyền nhiệt - Định nghĩa và các dạng truyền nhiệt - Cơ chế truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt, dẫn điện và bức xạ - Định luật truyền nhiệt (Fick, Fourier, Stefan-Boltzmann) - Ứng dụng của truyền nhiệt trong tản nhiệt, cách nhiệt và sản xuất năng lượng.

Xem thêm...
×