Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Sấu Xanh lá
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài tập cuối chương II trang 38, 39, 40 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức

Hãy dựa vào sơ đồ kiến thức Chương II (Hình II.1) để trình bày tóm tắt bằng lời về cấu trúc và nội dung cơ bản của Chương II.

Cuộn nhanh đến câu

II.1

Hãy dựa vào sơ đồ kiến thức Chương II (Hình II.1) để trình bày tóm tắt bằng lời về cấu trúc và nội dung cơ bản của Chương II.

Hình II.1


II.2

Quan niệm nào sau đây của thuyết động học phân tử chất khí không làm cho các định luật về chất khí của thuyết này chỉ là các định luật gần đúng

A. Coi phân tử là hạt cơ bản.

B. Dùng các định luật cơ học Newton.

C. Bỏ qua thể tích riêng của các phân tử khí.

D. Coi các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.


II.3

Biểu thức nào sau đây về chất khí không được rút ra từ thí nghiệm?

A. V=Vo(1+αΔt).

B. VT= hằng số.

C. p=mVv2¯.

D. pV = hằng số.


II.4

Biểu thức nào sau đây về chất khí được xây dựng dựa trên thí nghiệm kết hợp với lí thuyết?

A. pT= hằng số.

B. pV=nRT.

C. p=Vo(1+αΔt).

D. Ed¯=32kT.


II.5

Bốn bình có dung tích giống nhau đựng các chất khí khác nhau ở cùng nhiệt độ. Bình nào chịu áp suất khí lớn nhất?

A. Bình chứa 4 g khí hydrogen.

B. Bình chứa 22 g khí carbon dioxide.

C. Bình chứa 7 g khí nitrogen.

D. Bình chứa 4 g khí oxygen.


II.6

Một quả cầu có thể tích 0,1 m3 làm bằng giấy có một lỗ hổng ở dưới để qua đó có thể làm nóng không khí trong quả cầu lên tới 340 K. Biết nhiệt độ của không khí bên ngoài quả cầu là 290 K và áp suất không khí bên trong và bên ngoài quả cầu là 100 kPa.

Vỏ quả cầu phải có khối lượng lượng tối đa là bao nhiêu để quả cầu có thể bay lên? Coi không khí là khối khí đồng nhất có khối lượng riêng là 1,29 kg/m3 ở điều kiện chuẩn.


II.7

Một khí cầu có thể tích 336 m3 và khối lượng vỏ 84 kg được bơm không khí nóng tới áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Không khí nóng phải có nhiệt độ bằng bao nhiêu để khí cầu có thể bắt đầu bay lên. Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 37 °C, áp suất 1 atm và khối lượng mol là 29.10-3 kg/mol.


II.8

Một quả bóng thám không có dung tích không đổi 1200 lít. Vỏ bóng có khối lượng 1 kg. Bóng được bơm khí hydrogen ở áp suất bằng áp suất khí quyển tại mặt đất (1,013.105 Pa) và nhiệt độ 27 °C.

a) Tính lực làm quả bóng rời khỏi mặt đất.

b) Bóng lên tới độ cao h thì dừng lại, tại đó nhiệt độ của khí quyển là 7 °C. Tính áp suất của khí quyển tại độ cao này.


II.9

Một vận động viên leo núi cần hít vào 2 g không khí ở điều kiện chuẩn trong mỗi nhịp thở. Hỏi ở trên núi cao khi không khí có áp suất và nhiệt độ tương ứng là 79,8 kPa và 13 °C thì thể tích không khí người đó phải hít vào trong mỗi nhịp thở bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3 và coi khối lượng không khí hít vào trong mỗi nhịp thở là bằng nhau.


II.10

Một bình đựng 10 lít khí hydrogen ở áp suất 50 atm và nhiệt độ 7 °C. Do nắp bình không được vặn thật kín nên khi nhiệt độ của bình bị tăng thêm 10 °C thì tuy có một lượng khí thoát ra ngoài nhưng áp suất khí trong bình vẫn không đổi. Tính khối lượng khí thoát ra ngoài.


II.11

Một bình thể tích V chứa 1 mol khí lí tưởng Hình 13.2. Van bảo hiểm của bình là một xi lanh, thể tích không đáng kể so với thể tích bình, có pit-tông diện tích S, giữ bằng lò xo có độ cứng k. Khi nhiệt độ của khí là T1 thì pit-tông ở cách lỗ thoát khí một khoảng l. Hỏi nhiệt độ của khí tăng tới nhiệt độ T2 nào thì khí thoát ra ngoài? Biết lực đàn hồi của lò xo được xác định bằng công thức: Fdh=k|Δl|.

(Theo đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 1986)


II.12

Khối lượng riêng của hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở nhiệt độ t = 37°C và áp suất p = 1,96.105 Pa là D = 0,30 kg/m3. Hãy tìm mật độ phân tử khí trên. Biết khối lượng mol của nitrogen và hydrogen là: M1 = 0,028 kg/mol và M2 = 0,002 kg/mol.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về pin chì

Khái niệm về Pin lưu trữ điện dung, định nghĩa và vai trò của nó trong điện tử và cơ khí. Pin lưu trữ điện dung là một loại pin điện hóa, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị di động. Pin này có khả năng lưu trữ và giải phóng năng lượng điện dựa trên nguyên tắc của điện dung.

Khái niệm về pin lưu trữ điện từ

Khái niệm về hệ thống lưu trữ điện năng dự phòng

Khái niệm thiết bị điện tử nhỏ gọn

Năng lượng tái tạo: Khái niệm, vai trò và nguồn năng lượng tái tạo hiện nay. Công nghệ sản xuất và ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo.

Giới thiệu về công nghệ lưu trữ điện, các loại pin và phương pháp lưu trữ điện hiện nay. Các loại pin được đề cập bao gồm pin kiềm, pin sạc, pin lithium-ion và pin nhiên liệu. Phương pháp lưu trữ điện được nêu gồm lưu trữ trong pin, ắc quy và các hệ thống lưu trữ năng lượng quy mô lớn. Bài viết này giúp độc giả hiểu rõ về công nghệ lưu trữ điện và ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Các ứng dụng của công nghệ lưu trữ điện trong các lĩnh vực như xe điện, hệ thống lưu điện cho nhà máy và các thiết bị điện tử. Chi tiết về các loại pin và công nghệ lưu trữ điện, bao gồm pin Lithium-ion, pin Polymer và pin Sodium-ion. Các vấn đề liên quan đến công nghệ lưu trữ điện bao gồm an toàn, hiệu suất và độ bền của pin.

Khái niệm về lưu trữ điện

Công nghệ lưu trữ điện: Khái niệm, vai trò và các loại công nghệ lưu trữ điện hiện nay. Ưu điểm, hạn chế và ứng dụng của công nghệ lưu trữ điện trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về nguồn tài nguyên không tái tạo

Xem thêm...
×