Bài 4. Truyện ngắn - SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Ông lão bên chiếc cầu trang 32 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Chiếc lược ngà trang 34 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều Giải Bài tập đọc hiểu: Chiếc lá cuối cùng trang 34 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều Giải Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều Giải Bài tập Viết trang 39 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều Giải Bài tập Nói và nghe trang 39 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều Giải Bài tập đọc hiểu: Làng trang 29 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diềuGiải Bài tập đọc hiểu: Ông lão bên chiếc cầu trang 32 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
Phương án nào nêu không đúng về bối cảnh của truyện?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SBT Văn 9 Cánh diều
Phương án nào nêu không đúng về bối cảnh của truyện?
A. Câu chuyện xảy ra vào ngày Chủ nhật Phục sinh
B. Câu chuyện xảy ra tại thành phố Bác-xê-lô-na (Barcelona) của Tây Ban Nha
C. Câu chuyện xảy ra tại chiếc cầu phà bắc qua sông E-brô (Ebro), nối giữa thị trấn Xan Các-lốt (San Carlos) và Tô-rơ-tô-sa (Tortosa)
D. Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, quân phát xít đang tiến về E-brô
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều
Truyện được kể bởi ai?
A. Nhân vật “tôi” – người có nhiệm vụ băng qua cầu, thăm dò đầu cầu bên kia và tìm xem bước tiến của quân địch
B. Nhân vật ông lão – người phải rời bỏ thị trấn Xan Các-lốt quê hương để đi tản cư, tránh bom đạn chiến tranh
C. Người kể chuyện ngôi thứ ba – người chứng kiến và kể lại câu chuyện về nhân vật ông lão
D. Ngôi kể thứ nhất – một người lính trong đội quân phát xít đang tiến về E-brô
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều
Thông tin nào dưới đây nêu không đúng về nhân vật ông lão?
A. Là người chăn nuôi gia súc, người cuối cùng rời khỏi quê hương để tránh pháo kích
B. Mặc bộ đồ bẩn màu đen, khuôn mặt xám bẩn, mang đôi kính gọng thép
C. 76 tuổi, quê hương của lão là thị trấn Xan Các-lốt
D. Tìm đến gia đình người thân ở thành phố Bác-xê-lô-na để tránh đạn pháo của quân thù
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều
Theo văn bản, mối quan tâm của nhân vật ông lão là gì?
A. Một phương tiện giúp lão vượt qua vùng có chiến sự nhanh nhất
B. Một đảng phái chính trị có khả năng tìm kiếm giải pháp hoà bình, chấm dứt chiến tranh
C. Sự an toàn cho bản thân và gia đình
D. Sự an toàn của những con vật mà lão đã chăm sóc
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều
Theo văn bản, niềm may mắn của ông lão là gì?
A. Bầu trời u ám nên máy bay phát xít không hoạt động được và giống mèo có thể tự xoay xở
B. Ông lão đã kịp ra khỏi vùng có chiến sự và đến nơi trú ẩn mới an toàn
C. Tất cả các con vật của ông lão đã được thả ra và chúng có thể thoát khỏi vùng chiến sự
D. Ông lão đã tìm được một chiếc xe để đi nhờ về hướng Tô-rơ-tô-sa
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 33 SBT Văn 9 Cánh diều
Phương án nào là lời độc thoại của nhân vật ông lão?
A. “Ừ, chắc chắn chúng sẽ bay. Nhưng còn những con khác.”
B. “Tôi phải trông nom chúng. Tôi chỉ quan tâm đến mấy con vật.”
C. “Ừ. Bởi vì pháo. Đại uý bảo tôi phải rời đi bởi vì pháo.”
D. “Nhiều loài. Tôi phải để chúng lại.”
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 2, SGK) Nhân vật ông lão được khắc họa như thế nào trong văn bản? Em dự đoán điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Câu 8
Trả lời Câu hỏi 8 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Chi tiết về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Câu 9
Trả lời Câu hỏi 9 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra và phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện (hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm,...).
Câu 10
Trả lời Câu hỏi 10 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 5, SGK) Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365