Bài 6. Dân số, lao động và việc làm trang 19, 20, 21 SBT Địa lí 12 Cánh diều
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Bảng 6.1. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1999 – 2021
Câu 1
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 6.1. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1999 – 2021
Để thể hiện quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1999 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Đường.
C. Kết hợp (cột và đường).
D. Miền.
Câu 2
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Số dân của nước ta tăng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 1999 - 2021 là
A. 1,7 triệu người.
B. 1,0 triệu người.
C. 2,0 triệu người.
D. 1,5 triệu người.
Câu 3
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Đặc điểm nào sau đây đúng với dân số nước ta giai đoạn 1999 - 2021?
A. Số dân liên tục tăng, tỉ lệ gia tăng dân số liên tục giảm.
B. Số dân liên tục tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nhìn chung giảm.
C. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số khá ổn định.
D. Số dân liên tục tăng, tì lệ gia tăng dân số ổn định.
Câu 4
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số nước ta vẫn tăng là do
A. quy mô dân số lớn.
B. tỉ lệ gia tăng dân số luôn trên 1 %.
C. sự phát triển của y tế.
D. số dân tăng hằng năm không thay đổi.
Câu 5
Nhận định nào sau đây là biểu hiện của việc nước ta có dân số đông?
A. Dân số tăng nhanh trong thế kỉ XX.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số luôn trên 1 %.
C. Quy mô dân số tăng liên tục.
D. Đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
Câu 6
Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số nước ta hiện nay?
A. Cơ cấu dân số già.
B. Cơ cấu dân số trẻ.
C. Cơ cấu dân số rất ổn định.
D. Đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng.
Câu 7
Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư ở nước ta?
A. Dân cư chỉ tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ.
B. 90 % dân số phân bố ở vùng nông thôn.
C. Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa các vùng.
D. Dân cư chỉ tập trung ở các vùng ven biển.
Câu 13
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào sau đây?
A. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng; tăng tỉ lệ lao động dịch vụ.
B. Tăng tỉ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; giảm tỉ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
C. Tăng tỉ lệ lao động ở tất cả các nhóm ngành.
D. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỉ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Câu 14
Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của nước ta?
A. Tác động của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
B. Chính sách chuyển cư của Nhà nước được thực hiện thường xuyên.
C. Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn hạn chế.
D. Trình độ của lao động khu vực nông thôn được nâng lên nhanh chóng.
Câu 15
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta là do
A. quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
B. quá trình công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước.
C. chất lượng lao động ngày càng tăng cao.
D. lao động có tính cần cù, sáng tạo, chịu khó.
Câu 16
Bảng 6.3. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn của nước ta năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: %)
Biết tổng số lao động của nước ta năm 2010 là 50,5 triệu người và năm 2021 là 50,6 triệu người. Hãy:
a) Tính số lao động thất nghiệp ở thành thị và số lao động thiếu việc làm ở nông thôn của nước ta năm 2010 và năm 2021.
b) Tại sao ở thành thị có tỉ lệ lao động thất nghiệp vẫn cao và ở nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm giảm?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365