Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 2. Năng lượng hạt nhân trang 49, 50, 51 SBT Vật lí 12 Cánh diều

Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững. B. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn thì bền vững hơn. C. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. D. Trong các hạt nhân đồng vị, hạt nhân nào có số khối càng lớn càng kém bền vững.

Cuộn nhanh đến câu

4.13

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.

B. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn thì bền vững hơn.

C. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

D. Trong các hạt nhân đồng vị, hạt nhân nào có số khối càng lớn càng kém bền vững.c


4.14

Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân được tính bằng

A. tích giữa năng lượng liên kết của hạt nhân với số nucleon của hạt nhân ấy.

B. tích giữa độ hụt khối của hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.

C. thương số giữa khối lượng hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. thương số giữa năng lượng liên kết của hạt nhân với số nucleon của hạt nhân ấy.


4.15

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

A. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

B. năng lượng liên kết càng lớn.

C. năng lượng liên kết càng nhỏ.

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.


4.16

Phát biểu nào sau đây về phản ứng nhiệt hạch là sai?

A. Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp hai hay nhiều hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.

B. Một trong các điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra là nhiệt độ của nhiên liệu phải rất cao.

C. Tên gọi phản ứng nhiệt hạch là do nó toả ra năng lượng nhiệt rất lớn, làm nóng môi trường xung quanh lên.

D. Năng lượng nhiệt hạch không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp để phản ứng xảy ra.


4.17

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.

b) Hai hạt nhân đồng vị có số neutron khác nhau nên có khối lượng khác nhau.

c) Trong phản ứng phân hạch, một hạt nhân có số khối trung bình hấp thụ một neutron chậm rồi vỡ ra thành các hạt nhân có số khối nhỏ.

d) Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành nó.


4.18

Hạt nhân 23592U hấp thụ một neutron nhiệt rồi vỡ ra thành hai hạt nhân 95X13755Cs kèm theo giải phóng một số hạt neutron mới. Biết rằng tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng là 0,181 u. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Đây là quá trình nhiệt hạch do toả ra năng lượng nhiệt rất lớn.

b) Hạt nhân X là rubidium 9537Rb.

c) Quá trình này giải phóng kèm theo ba hạt neutron mới.

d) Năng lượng toả ra sau phản ứng là 201 MeV.


4.19

Biết hạt nhân 4018Ar có khối lượng 39,9525 u. Cho khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,0073 u và 1,0087 u. Tính năng lượng liên kết của hạt nhân 4018Ar. (Kết quả lấy đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân).


4.20

Các hạt nhân deuterium 21H, tritium 31H, helium 42He có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Sắp xếp các hạt nhân trên theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân.


4.21

Hạt nhân 23592U có năng lượng liên kết riêng là 7,59 MeV/nucleon. Tính:

a) Năng lượng tối thiểu cần cung cấp để tách hạt nhân 23592U thành các nucleon riêng lẻ.

b) Độ hụt khối của hạt nhân 23592U.

c) Khối lượng của hạt nhân 23592U. Cho biết khối lượng của các hạt proton và neutron lần lượt là 1,00728 u và 1,00866 u.


4.22

a) Chứng minh rằng độ hụt khối của hạt nhân AZX còn có thể tính bằng công thức:

Δm=ZmH+(AZ)mnmX

Trong đó:

mH là khối lượng của nguyên tử 11H

mn là khối lượng của hạt neutron

mX là khối lượng của nguyên tử AZX

b) Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết của các hạt nhân 5525Mn, 5626Fe, 5927Co. Cho biết khối lượng của các nguyên tử 11H, 5525Mn, 5626Fe, 5927Co và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 1,00783 u; 54,93804 u; 55,93494 u; 58,93319 u; 1,00866 u.

c) Sắp xếp các hạt nhân 5525Mn, 5626Fe, 5927Co theo thứ tự độ bền vững tăng dần.


4.23

Cho biết khối lượng nguyên tử của các hạt 2713Al, 20682Pb11H lần lượt là 26,98154 u; 205,97446 u và 1,00783 u; khối lượng hạt neutron là 1,00866 u.

a) Tính độ hụt khối của mỗi hạt nhân.

b) Tính năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt nhân.


4.24

Hạt nhân 23994Pu hấp thụ một neutron nhiệt rồi phân hạch thành hai hạt nhân 13454Xe10340Zr.

a) Xác định số hạt neutron phát ra sau phản ứng phân hạch đó và viết phương trình phản ứng.

b) Tính năng lượng toả ra của mỗi phản ứng phân hạch đó. Cho biết khối lượng

của các nguyên tử 23994Pu, 13454Xe, 10340Zr và khối lượng hạt neutron lần lượt là:

239,05216 u; 133,90539 u; 102,92719 u và 1,00866 u.

c) Tính năng lượng toả ra khi 9,00 kg 23994Pu bị phân hạch hoàn toàn theo phản ứng ở câu a.


4.25

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất 500,0 kW và sử dụng nhiên liệu là 23592U. Coi mỗi hạt nhân 23592Uphân hạch toả ra năng lượng trung bình là 175 MeV và uranium chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Tính khối lượng 23592Umà lò tiêu thụ nếu hoạt động liên tục trong 72 giờ.


4.26

Mỗi phản ứng nhiệt hạch có phương trình 21D+21D32He+10n (4.1) toả ra năng lượng khoảng 3,30 MeV. Trong khi đó, mỗi phản ứng phân hạch 23592Utoả ra trung bình khoảng 200,0 MeV. Tính năng lượng toả ra khi tổng hợp hoàn toàn 1,000 kg 21D theo phương trình (4.1) và năng lượng toả ra khi phân hạch hoàn toàn 1,000 kg 23592U. So sánh kết quả tính được và rút ra nhận xét.


4.27

Bom nhiệt hạch dùng phản ứng: 21D+31T42He+10n. Cho biết khối lượng của các nguyên tử 21D, 31T, 42He và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 2,0141 u; 3,0160 u; 4,0026 u và 1,0087 u.

a) Tính năng lượng toả ra nếu có 1,000 kg 42Heđược tạo thành do vụ nổ.

b) Năng lượng nói trên tương đương với năng lượng tỏa ra khi bao nhiêu kg 23592Uphân hạch hết nếu mỗi phân hạch toả ra 200,0 MeV?


4.28

Một nhà máy điện hạt nhân tiêu thụ trung bình 58,75 g 235U mỗi ngày. Biết hiệu suất của nhà máy là 25%; mỗi hạt nhân 235U phân hạch giải phóng 200,0 MeV.

a) Tính công suất phát điện của nhà máy.

b) Giả thiết sau mỗi phân hạch trung bình có 2,5 neutron được giải phóng thì sau một ngày số neutron thu được trong lò phản ứng là bao nhiêu? Cho rằng neutron

chỉ mất đi do bị hấp thụ bởi các 235U trong chuỗi phân hạch dây chuyền.


4.29

Hiện nay, công suất phát xạ năng lượng của Mặt Trời khoảng 3,83.1026 W.

a) Dựa vào hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, tính khối lượng Mặt Trời giảm đi mỗi giây.

b) Giả sử rằng Mặt Trời duy trì công suất phát xạ năng lượng này trong suốt khoảng thời gian từ khi hình thành (4,50 tỉ năm trước) cho đến hiện tại. Biết rằng, khối lượng Mặt Trời hiện nay là 1,99.1026 kg. Khối lượng này bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng ban đầu của Mặt Trời khi mới hình thành?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Định nghĩa và đặc điểm của kim loại khác. Cấu trúc và liên kết giữa các nguyên tử. Tính chất vật lý và hóa học. Các loại kim loại khác phổ biến và ứng dụng của chúng. Quy trình sản xuất và sử dụng trong đời sống và công nghiệp.

Molypdenum - Định nghĩa, cấu trúc và ứng dụng của nguyên tố hóa học quan trọng trong công nghiệp và khoa học (150 ký tự)

Khái niệm về độ cứng cao

Khái niệm về chống nhiệt độ cao

Khái niệm về không rỉ sét và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Nguyên nhân và quá trình xảy ra sự rỉ sét trên các vật liệu kim loại. Các phương pháp ngăn chặn rỉ sét bao gồm sơn phủ, mạ kim loại, hợp kim chống ăn mòn, và các chất tẩy rỉ sét. Ứng dụng của không rỉ sét trong xây dựng, sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, và năng lượng tái tạo.

Khái niệm về áp suất và ảnh hưởng đến vật liệu. Áp suất là lực tác động lên diện tích và được đo bằng pascal (Pa). Áp suất có ảnh hưởng đến vật liệu bằng cách thay đổi độ nén, dãn và biến dạng. Khí lý tưởng và kim loại không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Các ứng dụng của vật liệu không bị ảnh hưởng bởi áp suất gồm thiết kế đường ống, thiết bị y tế và sản xuất thiết bị công nghiệp.

Giới thiệu về sản xuất thiết bị y tế - Tổng quan về quá trình sản xuất và tính chất của sản phẩm. Quy trình sản xuất yêu cầu tính chính xác và an toàn, bao gồm nghiên cứu, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, vận chuyển, bảo trì và sửa chữa. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bao gồm kỹ thuật, vật liệu, nhân lực và quản lý. Tính chất quan trọng của sản phẩm bao gồm độ chính xác, độ tin cậy, tính thẩm mỹ và tính an toàn. Thiết kế và chế tạo thiết bị y tế - Mô tả quá trình từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh. Phân tích nhu cầu và ý tưởng thiết kế, thiết kế sản phẩm, chế tạo và lắp ráp, kiểm tra và đánh giá, tối ưu hóa và cải tiến. Kiểm định và đánh giá chất lượng - Giới thiệu về phương pháp kiểm định và đánh giá chất lượng thiết bị y tế, bao gồm tiêu chuẩn và quy định. Phương pháp bao gồm kiểm tra, đo lường và kiểm tra hiệu năng. Quy định và tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu và tuân thủ quy định. Quản lý sản xuất thiết bị y tế - Mô tả quá trình quản lý sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, điều phối sản xuất, quản lý chất lượng và bảo trì. Lập kế hoạch sản xuất, điều phối công việc, quản lý quy trình và giám sát tiến độ sản xuất. Quản lý chất lượng đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.

Giới thiệu về ngành thực phẩm, vai trò và lĩnh vực hoạt động, đóng góp vào kinh tế và đời sống con người. Bảo đảm an toàn và dinh dưỡng, phát triển bền vững và kiểm soát chất lượng. Quy trình sản xuất, thành phần dinh dưỡng và bảo quản thực phẩm. Các vấn đề liên quan như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đổi mới công nghệ.

Khái niệm về công cụ gia dụng và các tính năng chung của chúng. Phân loại các loại công cụ gia dụng theo từng nhóm và mô tả các tiêu chuẩn chất lượng của chúng, bao gồm độ bền, độ an toàn và tính năng sử dụng. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản các công cụ gia dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ của chúng.

Quá trình luyện kim: Định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Các phương pháp luyện kim truyền thống và hiện đại: nung chảy, điện hóa và cơ học. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của quá trình luyện kim: sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại như máy móc, đồ gia dụng, xe hơi và máy bay.

Xem thêm...
×