Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cá Voi Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Giải bài tập Tiếng Việt trang 6 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạo

Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự và phát triển tiếng Việt? a, Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự và phát triển tiếng Việt?

a, Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).

b, Sử dụng nhiều từ Hán Việt để tăng tính chuẩn mực, tao nhã cho văn bản 

c, Sử dụng nhiều từ thuần Việt để tăng tính hiện đại, đời thường cho văn bản 

d, Bảo đảm quy cách trình bày rõ ràng, thuần nhất, đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.


Câu 2

Trong lĩnh vực du lịch chúng ta thường bắt gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như: homestay, farmstay, trekking,… Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này trong giao tiếp có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao?


Câu 3

Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?

a, 

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm 

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)

b, Ơi con chim chiền chiện 

Hót chi mà vang trời 

Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng 

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

c,

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.

Nghe dịu nỗi đau của mẹ

(Tạ Hữu Yên, Đất nước)


Câu 4

Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:

a, Rút sợi thương

 Chằm mái lợp 

rút sợi nhớ 

Đan vòm xanh

 Nghiêng sườn đông

 Che mưa anh

 Nghiêng sườn tây

 Xòa bóng mát.

(Thúy Bắc, Gửi…)

b, Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 

  Còn những bí và bầu thì lớn xuống

( Nguyễn Khoa Điềm, mẹ và quả)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×