Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Voi Tím
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 9. Khái niệm từ trường trang 34, 35, 36 SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mọi nam châm đều có hai cực: cực âm (−) và cực dương (+). (2) Một số loài vật có thể sử dụng từ trường để tạo ra dòng điện làm tê liệt con mồi. (3) Khi đặt một kim la bàn gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim la bàn sẽ bị lệch so với vị trí ban đầu. (4) Trái Đất là một nam châm khổng lồ, cực Bắc nam châm Trái Đất chính là cực Bắc địa lí và ngược lại. (5) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt năng lượng. A. 1.

Cuộn nhanh đến câu

Trắc nghiệm - 9.1

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Mọi nam châm đều có hai cực: cực âm (−) và cực dương (+).

(2) Một số loài vật có thể sử dụng từ trường để tạo ra dòng điện làm tê liệt con mồi.

(3) Khi đặt một kim la bàn gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim la bàn sẽ bị lệch so với vị trí ban đầu.

(4) Trái Đất là một nam châm khổng lồ, cực Bắc nam châm Trái Đất chính là cực Bắc địa lí và ngược lại.

(5) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt năng lượng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Trắc nghiệm - 9.2

Một học sinh đặt 4 nam châm thử tại 4 vị trí khác nhau trong từ trường gây ra bởi thanh nam châm thẳng. Một học sinh khác mô tả sự định hướng của các nam châm thử này như Hình 9.1. Trong hình này có bao nhiêu nam châm thử được mô tả đúng sự định hướng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Trắc nghiệm - 9.3

Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

a) Cảm ứng từ là một đại lượng vô hướng.

b) Tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức từ đều có phương, chiều trùng với phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.

c) Từ trường ở vùng không gian giữa hai cực của nam châm chữ U được xem là từ trường đều.

d) Trong từ trường đều, các đường sức từ song song nhau nhưng vectơ cảm ứng từ tại các điểm khác nhau lại không bằng nhau về độ lớn.

e) Đường sức từ của dòng điện chạy qua dây dẫn tròn là những đường tròn đồng tâm với tâm của dây dẫn.


Trắc nghiệm - 9.4

Cho sơ đồ mạch điện và kim nam châm được treo như Hình 9.2. Khi đóng công tắc K thì kim nam châm sẽ

 

A. bị đẩy sang trái.

B. bị đẩy sang phải.

C. vẫn đứng yên.

D. bị đẩy sang trái rồi bị đẩy sang phải.


Tự luận - 9.1

Vẽ chiều của các đường sức từ tương ứng với nam châm thẳng, nam châm chữ U và dòng điện thẳng dài vô hạn trong Hình 9.3.


Tự luận - 9.2

Cho hai dây dẫn thẳng song song, dài vô hạn lần lượt có dòng điện I1 và I2 chạy qua như Hình 9.4. Xét mặt phẳng (Oxy) vuông góc với cả hai dòng điện, cắt các dòng điện tại A và B.

a) Xác định phương, chiều của các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại C (A, B, C thẳng hàng).

b) Nếu đặt một kim la bàn tại điểm C thì kim la bàn này sẽ định hướng như thế nào? Giải thích.


Tự luận - 9.3

Một cuộn dây dẫn được quấn quanh một lõi thép với hai đầu dây nối với nguồn điện không đổi như Hình 9.5. Hãy vẽ chiều dòng điện trong mạch và vẽ phác các đường sức từ tạo bởi cuộn dây.


Tự luận - 9.4

Hiện nay, tàu đệm từ là một trong những phương tiện di chuyển với tốc độ cao ở các quốc gia phát triển. Xét một tàu đệm từ như Hình 9.6, trong đó tàu được nâng lơ lửng trong không khí bằng hệ thống các nam châm điện Ngoài ra trên thân tàu và đường ray còn được gắn các nam châm điện khác đóng vai trò tăng tốc và giảm tốc cho tàu trong quá trình chuyển động.

a) Giả sử tại một thời điểm nào đó, cực từ của các nam châm được mô tả như trong Hình 9.6, khi đó lực từ tổng hợp tác dụng lên tàu đệm từ này đóng vai trò là lực đẩy hay lực cản chuyển động của tàu? Vì sao?

b) Khi tàu sắp đến nhà ga và bắt đầu chuyển động chậm lại, khi đó chiều dòng điện chạy qua các nam châm điện cần thay đổi như thế nào?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về lựa chọn sản phẩm

Khái niệm về tổn thất về tài sản

Khái niệm về đe dọa an toàn con người - Định nghĩa và tác nhân gây ra đe dọa. Loại đe dọa an toàn con người như tai nạn giao thông, cháy nổ, tội phạm, tác động của tự nhiên. Biện pháp bảo vệ an toàn con người bao gồm sử dụng thiết bị bảo vệ, tuân thủ quy định an toàn, đào tạo và huấn luyện nhân viên. Trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ an toàn con người, tuân thủ quy định an toàn và phối hợp với các cơ quan chức năng.

Khái niệm về ăn mòn - Định nghĩa và cơ chế ăn mòn. Yếu tố hóa học và vật lý ảnh hưởng đến sự ăn mòn. Yếu tố môi trường và biện pháp phòng chống ăn mòn.

Phòng ngừa sự ăn mòn: khái niệm, phương pháp và quy trình bảo trì. Chủ đề bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của sự ăn mòn, phương pháp phòng ngừa bao gồm sử dụng chất phủ bảo vệ, điều kiện môi trường và quy trình bảo trì. Các loại chất phủ bảo vệ bao gồm sơn, chất phủ kim loại và chất phủ polymer. Quy trình bảo trì bao gồm kiểm tra định kỳ, vệ sinh và bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế, và bảo trì bề mặt.

Khái niệm về ăn mòn và các phương pháp kiểm soát và ứng dụng của nó

Khái niệm về loại sự ăn mòn, định nghĩa và phân loại các loại sự ăn mòn. Sự ăn mòn hóa học, điện hóa và cách phòng tránh và điều trị sự ăn mòn.

Khái niệm về ăn mòn

Khái niệm về biến đổi thành phần

Di chuyển ion trong hóa học: Khái niệm, cơ chế và ứng dụng. Mô tả cơ chế di chuyển ion qua các môi trường khác nhau, giải thích hiện tượng điện hóa và các ứng dụng của di chuyển ion trong đời sống và công nghiệp.

Xem thêm...
×