Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Chuột Túi Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối Toán 9 Kết nối tri thức

1. Bảng tần số tương đối Cho dãy dữ liệu x1,x2,...,xn. Tần số tương đối ti của giá trị xi là tỉ số giữa tần số của xi (gọi là mi) với n.

1. Bảng tần số tương đối

Cho dãy dữ liệu x1,x2,...,xn. Tần số tương đối ti của giá trị xi là tỉ số giữa tần số của xi (gọi là mi) với n.

Bảng sau đây được gọi là bảng tần số tương đối.

trong đó n=m1+...+mkf1=m1n.100(%) là tần số tương đối của x1,..., fk=mkn.100(%) là tần số tương đối của xk.

Bảng tần số tương đối còn được cho dưới dạng cột:

Ví dụ: Cho bảng thống kê số anh, chị, em ruột của các bạn trong lớp:

Tổng số bạn là n=30.

Số anh, chị, em ruột là x1=0;x2=1;x3=2;x4=3 tương ứng với m1=8;m2=12;m3=6,m4=4.

Do đó các tần số tương đối cho các giá trị x1,x2,x3,x4 lần lượt là:

f1=83026,7%;f2=1230=40%;

f3=630=20%;f4=43013,3%.

Ta có bảng tần số tương đối sau:

Nhận xét: Tần số tương đối của một giá trị là ước lượng cho xác suất xuất hiện giá trị đó.

2. Biểu đồ tần số tương đối

- Biểu đồ biểu diễn bảng tần số tương đối được gọi là biểu đồ tần số tương đối. Dạng thường gặp của biểu đồ tần số tương đối là biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn.

- Để vẽ biểu đồ hình quạt tròn ta thực hiện các bước sau:

Bước 1. Xác định số đo cung tương ứng của các hình quạt dùng để biểu diễn tần số tương đối của các giá trị theo công thức 360.fi với i=1,...,k.

Bước 2. Vẽ hình tròn và chia hình tròn thành các hình quạt có số đo cung tương ứng được xác định trong Bước 1.

Bước 3. Định dạng các hình quạt tròn (thường bằng cách tô màu), ghi tần số tương đối, chú giải và tiêu đề.

Ví dụ: Vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn bảng tần số tương đối về loại phim yêu thích của các học sinh trong lớp 9A như sau:

Bước 1. Xác định số đo cung tương ứng của các hình quạt biểu diễn các tần số tương đối cho mỗi loại phim:

Hài: 360.50%=180;

Khoa học viễn tưởng: 360.37,5%=135;

Kinh dị: 360.12,5%=45.

Bước 2. Vẽ hình tròn và chia hình tròn thành các hình quạt.

Bước 3. Định dạng các hình quạt tròn, ghi tỉ lệ phần trăm, chú giải và tiêu đề.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Biến đổi hình học trong toán học và các ứng dụng trong cuộc sống và khoa học kỹ thuật

Định nghĩa và tính toán các đặc tính của hình trụ | Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ | Bài tập hình trụ.

Khái niệm dãy số lượng giác - Công thức tính và tính chất của dãy số lượng giác được giới thiệu và áp dụng vào giải các bài toán liên quan đến tam giác vuông, sóng âm, điện từ, và diện tích của các hình. Bài tập thực hành cung cấp để học sinh rèn luyện kỹ năng tính toán các số trong dãy số lượng giác và áp dụng vào các bài toán khác nhau.

Tính chất đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - Phân biệt, tính chất góc giữa và chéo của hai đường thẳng và mặt phẳng

Khái niệm hàm số và tính đạo hàm, ứng dụng của đạo hàm và tích phân, các phương pháp tính tích phân và tính đạo hàm trong giải tích hàm số.

Phương trình và bất phương trình logarit - Hướng dẫn giải và tính miền giá trị của logarit và bất phương trình logarit

Khái niệm cơ bản về hình học - Hình học phẳng và không gian, hình học đại số và các khái niệm cơ bản như đường thẳng, đường cong, góc, đường vuông góc, đường song song, đường chéo, đối xứng, tâm đối xứng, hình cầu, hình trụ, hình nón, hình hộp, tam giác, đa giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình tròn, thể tích, diện tích, chu vi, phương trình đường thẳng, phương trình đường tròn, phương trình mặt phẳng và các bài toán liên quan đến chúng.

Dãy số ứng dụng: định nghĩa, ví dụ và các loại dãy số phổ biến và ứng dụng trong toán học, khoa học máy tính và thực tiễn

Khái niệm cơ bản về xác suất và thống kê - Phân phối xác suất, lý thuyết thống kê, phân tích dữ liệu và ứng dụng trong kinh tế, y tế, khoa học xã hội và khoa học máy tính.

Biến đổi hình học trong không gian ba chiều và các phép biến đổi: tịnh tiến, quay, đối xứng, co giãn và ứng dụng trong giải các bài toán thực tế.

Xem thêm...
×