Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Hình trụ Toán 9 Chân trời sáng tạo

1. Hình trụ Định nghĩa Khi quay hình chữ nhật AA'O'O một vòng quanh cạnh OO' cố định ta được một hình trụ. − Cạnh OA, O′A′ quét thành hai hình tròn có cùng bán kính gọi là hai đáy của hình trụ; bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình trụ. – Cạnh AA′ quét thành mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của AA' được coi là một đường sinh. – Độ dài đoạn OO' gọi là chiều cao của hình trụ. Các đường sinh có độ dài bằng nhau và bằng chiều cao của hình trụ.

1. Hình trụ

Định nghĩa

Khi quay hình chữ nhật AA'O'O một vòng quanh cạnh OO' cố định ta được một hình trụ.

− Cạnh OA, O′A′ quét thành hai hình tròn có cùng bán kính gọi là hai đáy của hình trụ; bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình trụ.

– Cạnh AA′ quét thành mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của AA' được coi là một đường sinh.

– Độ dài đoạn OO' gọi là chiều cao của hình trụ. Các đường sinh có độ dài bằng nhau và bằng chiều cao của hình trụ.

Ví dụ:

Hình trụ trên có:

+ r là bán kính đáy;

+ AA’ là đường sinh;

+ h là độ dài đường sinh và là chiều cao của hình trụ đó.

2. Diện tích xung quanh của hình trụ

Diện tích xung quanh của hình trụ

Diện tích xung quanh Sxq của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là:

Sxq=2πrh.

Diện tích toàn phần của hình trụ

Diện tích toàn phần Stp của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là:

Stp=Sxq+2S=2πrh+2πr2 (S là diện tích đáy của hình trụ).

Ví dụ:

Diện tích xung quanh của hình trụ là:

Sxq=2πrh=2π.3.10=60π(cm2)

3. Thể tích của hình trụ

Thể tích V của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là:

V=S.h=πr2h (S là diện tích đáy của hình trụ).

Ví dụ:

Diện tích đáy là:

S=πr2=π.32=9π(cm2)

Thể tích của hình trụ là:

V=S.h=9π.10=90π(cm3)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Cách sử dụng từ khóa this trong JavaScript và các trường hợp cụ thể như sử dụng trong hàm, phương thức, sự kiện, hàm callback và cách giải quyết các vấn đề liên quan đến ngữ cảnh sử dụng từ khóa này.

Set Theory: Characteristics, Types, Notation, Operations, Laws, and Applications

Mastering the Usage of 'Get' in English: Tenses, Phrasal Verbs, Idioms, and Practice Activities.

Mastering Data Analysis: Techniques and Tools for Success

Phương thức getAttribute trong JavaScript - Mô tả và cách sử dụng | Lấy và đặt giá trị thuộc tính trong HTML

Hướng dẫn sử dụng phương thức setAttribute trong lập trình web để thay đổi và tạo mới các thuộc tính của phần tử HTML

Khái niệm về giá trị mặc định trong lập trình - Các kiểu dữ liệu và cách sử dụng giá trị mặc định.

Khái niệm về tương tác người dùng - Tầm quan trọng và ứng dụng của tương tác người dùng trong công nghệ thông tin. Phương pháp tương tác người dùng - Phương pháp truyền thống và phương pháp mới như tương tác bằng giọng nói hay tương tác bằng cử chỉ. Thiết kế giao diện người dùng - Nguyên tắc thiết kế và phương pháp thiết kế hiệu quả. Đánh giá tương tác người dùng - Phương pháp đánh giá và mục đích của việc đánh giá.

Giới thiệu về phương thức addEventListener() trong JavaScript và vai trò của nó trong việc xử lý sự kiện trên trang web.

Phương thức connectedCallback() trong Web Components và cách sử dụng | MetaSEO

Xem thêm...
×