Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều

Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một

Cuộn nhanh đến câu

21.1

Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một ...(1)... liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ...(2)....”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là

A. cation kim loại, ion. 

B. nguyên tử kim loại, cho - nhận. 

C. nguyên tử trung tâm, cho - nhận.

D. phối tử, ion. 


21.2

Theo thuyết Liên kết hoá trị, để trở thành phối tử trong phức chất thì phân tử hoặc anion cần có 

A. các orbital trống. 

B. cặp electron hoá trị riêng. 

C. ít nhất 4 orbital trống. 

D. ít nhất hai cặp electron hoá trị riêng. 


21.3

Cho các chất có công thức: CuCl2 , NH3,[CuCl4]2-. Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Do không có liên kết cộng hoá trị theo kiểu cho – nhận trong phân tử nên CuCl2, không phải là phức chất. 

B. Do có nguyên tử trung tâm là nguyên tố kim loại, đồng thời các phối tử xung quanh liên kết với nguyên tử trung tâm bằng liên kết cho – nhận nên ,[      CuCl4]2-là phức chất. 

C. Dù có các nguyên tử H xung quanh N, nhưng NH3 không phải là phức chất. 

D. Do nguyên tố đồng có hoá trị II nên quanh nguyên tử Cu trong CuCl2 và trong [CuCl4]2-đều có 2 liên kết. 


21.4

Phát biểu nào sau đây không đúng về phức chất? 

A. Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bao quanh. 

B. Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. 

C. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ion.

D. K2[PtCl4] hoặc anion [PtCl4]- đều được xếp vào loại phức chất. 


21.5

Những phát biểu nào sau đây là không đúng về nguyên tử trung tâm trong phức chất? 

(a) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại đã nhận cặp electron hoá trị riêng của phân tử hoặc anion.

(b) Cation tạo nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(OH2)6]3+ là Co3+.

 (c) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

(d) Nguyên tử trung tâm trong phức chất [Ni(CO)4] được hình thành từ quá trình cation Ni2+ sử dụng các orbital trống để nhận các cặp electron hoá trị của các phân tử CO. 


21.6

Theo thuyết Liên kết hoá trị, những phát biểu nào sau đây là không đúng? 

(a) Phối tử là các phân tử hoặc anion đã cho một hoặc một số cặp electron hoá trị riêng. 

(b) Các phần tử gồm NH3, N2, H2, OH- ,C1- đều có thể trở thành phối tử trong phức chất. 

(c) Có phối tử là anion và phối tử là phân tử trong phức chất[Cu(NH3)4(OH2)2]2+.

(d) Khi tham gia quá trình tạo phức chất, phân tử ethylenediamine H2N-CH2-CH2-NH2, sử dụng hai cặp electron hoá trị riêng để tạo 2 liên kết cho - nhận.


21.7

Những phát biểu nào sau đây về dạng hình học của phức chất là đúng? 

(a) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 4 liên kết σ thường có dạng hình học là tứ diện hoặc vuông phẳng và được gọi là phức chất tứ diện hoặc phức chất vuông phẳng. 

(b) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 6 liên kết σ có dạng hình học là bát diện và được gọi là phức chất bát diện.

(c) Hai liên kết Pt-C1 kế cận nhau trong anion [PtCl4]2- tạo thành một góc liên kết. Thực nghiệm xác nhận trong anion [PtCl4]- có bốn góc liên kết đều có giá trị xấp xỉ 90°. Vì vậy, [PtCl4]2- là phức chất vuông phẳng 

(d) Dạng hình học của phức chất được xác nhận bằng thực nghiệm.


21.8

Những phát biểu nào sau đây về phức chất bát diện [Cu(OH2)6]2+ là đúng? 

(a) Nguyên tử trung tâm được hình thành từ quá trình cation Cu2+ sử dụng 6 orbital trống để nhận các cặp electron hoá trị riêng của các phân tử H2O. 

(b) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm là +2. 

(c) Số liên kết cho – nhận giữa phối tử và nguyên tử trung tâm cũng là hoá trị phổ biến của đồng. 

(d) Mỗi phân tử nước chỉ sử dụng 1 trong 2 cặp electron hoá trị riêng của nó để tạo liên kết cho — nhận với cation Cu2+ 


21.9

Những phát biểu nào sau đây về phức chất Na3[Co(NO2)6] là đúng? 

(a) Có liên kết cho − nhận và liên kết ion trong phân tử. 

(b) Có anion [Co(NO2)6]3- cũng là một phức chất. 

(c) Có nguyên tử trung tâm là natri (sodium) và cobalt.

(d) Nguyên tử trung tâm có số oxi hoá là +2. 


21.10

Cho hai phức chất A và B có công thức lần lượt sau: 

 

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? 

(a) Nguyên tử trung tâm của hai phức chất đều là nguyên tố kim loại chuyển tiếp. 

(b) Trong phức chất B có 4 phối tử. 

(c) Hai phức chất A và B có dạng hình học khác nhau. 

(d) Trong A và trong B đều có hai loại phối tử. 


21.11

Nối những đặc điểm ở cột B với phức chất tương ứng ở cột A. 

Biết rằng khi ion Cr3+ hoặc nguyên tử Cr tạo phức chất thì trở thành nguyên tử trung tâm chromium có 6 liên kết cho – nhận với các phối tử xung quanh. 

Cột A 

1. [Cr(en)3]3+ 

2. [Cr(NH3)6]6+ 

3. [Cr(CO)6

 

Cột B 

a) Một phối tử chỉ tạo một liên kết cho - nhận với nguyên tử trung tâm 

b) Một phối tử tạo hai liên kết cho - nhận với nguyên tử trung tâm 

c) Là phức chất trung hoà 

d) Là phức chất ion 

e) Nguyên tử trung tâm được hình thành từ quá trình cation kim loại nhận các cặp electron hoá trị 

g) Nguyên tử trung tâm được hình thành từ quá trình nguyên tử kim loại nhận các cặp electron hoá trị 


21.12

Mỗi phân tử ethylenediamine (H2N–CH2-CH2-NH2): 

a) có bao nhiêu cặp electron hoá trị riêng có thể được dùng để tạo phức chất với cation kim loại? 

b) có luôn dùng tất cả các cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết với cation kim loại không? 


21.13

Xét phân tử H­2O, phân tử hydrazine H2N–CH2-NH2 và anion F- . Cho biết: 

a) Mỗi phân tử hoặc anion trên có bao nhiêu cặp electron hoá trị riêng?

b) Vì sao 1 phân tử H2O hoặc 1 phân tử H2N–CH2-NH2, hay 1 anion F- chỉ sử dụng được một cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết với cation kim loại trong quá trình hình thành phức chất? 

c) Khi tạo phức chất, cation Co3+ nhận được 6 cặp electron hoá trị riêng từ các phối tử. Hãy cho biết giá trị x và n trong công thức [CoFx]n- là bao nhiêu. Giải thích. 


21.14

Các phức chất được tạo thành từ sự tương tác giữa cation Co3+ với đồng thời cả anion C2O42- (kí hiệu là ox) và phân tử H2O, có dạng [Co(OH2)x(ox)y ]p+ và [Co(OH2)a(ox)b]q- 

Biết rằng trong các phức chất này: 

_ Cation Co3+  tạo được 6 liên kết sigma kiểu cho – nhận với các phối tử.

– Mỗi anion C2O42- sử dụng 2 cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết cho — nhận với cation kim loại. 

– Mỗi phân tử H2O sử dụng 1 cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết cho — nhận với cation kim loại. 

Hãy đề xuất công thức của các phức chất phù hợp với những dữ liệu trên. 


21.15

Khi hoà tan hỗn hợp gồm muối cobalt(III) chloride và sodium chloride vào 

nước thì một số quá trình cơ bản sau sẽ diễn ra: 

NaCl → Na+  + ? (1) 

CoCl3 → Co3+  + 3C1- (2) 

Co3+  + ? → [Co(OH2)6]3+ (3) 

Na + ? → Na+(H2O)x  (4) 

C1- + ? → Cl-(H2O)y  (5) 

a) Điền thông tin phù hợp vào các dấu ? ở các quá trình trên. 

b) Với các quá trình trên, chỉ ra quá trình hydrate hoá, quá trình tạo phức chất và quá trình phân li. 

c) Nêu các đặc điểm về liên kết hoặc tương tác trong mỗi sản phẩm ghi ở (3), (4) và (5). 

d) Theo em, vì sao ở (4) và (5) không hình thành phức chất? 


21.16

a) Vì sao AgCl không phải là phức chất trong khi cation [H3N–Ag–NH3]+ là phức chất? 

b) Vì sao sodium chloride (NaCl) không phải là một phức chất?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về các ống và vai trò của chúng trong đời sống và công nghiệp. Các loại ống thông dụng bao gồm ống PVC, ống thép, ống nhựa, ống cao su, ống đồng. Tính chất của các ống như độ bền, độ đàn hồi, độ cứng. Ứng dụng của các ống trong vận chuyển chất lỏng, khí, nước, dẫn dầu và trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

Khái niệm về cột điện và vai trò trong hệ thống điện. Cấu tạo và thành phần của cột điện. Chất liệu và kỹ thuật sản xuất cột điện bằng thép, hợp kim nhôm và sợi thủy tinh. Các loại cột điện truyền thống và thông minh và ứng dụng của chúng trong hệ thống điện.

Khái niệm về bộ chuyển đổi điện

Khái niệm về thiết bị phát sóng điện từ

Khái niệm về thiết bị thu sóng điện từ

Khái niệm về dòng chảy điện, điện trường và điện trở, các loại dòng chảy điện và ứng dụng của dòng chảy điện

Giới thiệu về tối ưu hóa hiệu quả sử dụng điện

Khái niệm về dây truyền tải

Khái niệm về lõi dẫn điện

Khái niệm vỏ bọc bảo vệ và vai trò của nó trong bảo vệ đối tượng. Vỏ bọc bảo vệ là một lớp bảo vệ xung quanh đối tượng để giảm rủi ro và bảo vệ đối tượng khỏi tác động bên ngoài. Vỏ bọc này đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn và bảo mật của đối tượng.

Xem thêm...
×